Monday, August 24, 2015

Khởi nghiệp công nghệ: Founder nên “nhạy” về tiền hay công nghệ ?

Tech Founder, hay còn gọi là các Nhà sáng lập các công ty công nghệ, thường xuất thân chủ yếu từ những người làm kĩ thuật thuần túy. Sau một thời gian làm việc họ tách ra và sử dụng những kinh nghiệm tích lũy để khởi ngiệp các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên sản phẩm chạy mượt mà, ít lỗi, giao diện đẹp và mang trong mình đầy những công nghệ tiên tiến nhất không đảm bảo việc start-up đó có thể kiếm ra tiền và sống sót.
Các startups công nghệ thông tin Việt Nam có số lượng lớn hơn các lĩnh vực khác nhưng tỉ lệ thất bại sau hai năm lại cao hơn hẳn. Khởi nghiệp công nghệ không cần quá nhiều tiền, nhiều nhân lực, thị trường lại dễ tiếp cận nên rất nhiều người tham gia. Chính vì thế, sự cạnh tranh và đào thải trong thị trường này rất khốc liệt và việc chuẩn bị không tốt cho startup có trách nhiệm khá lớn từ founder.
Khi thế mạnh là điểm yếu
Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Trưởng đại diện quỹ đầu tư CyberAgent tại Việt Nam và Thái Lan nhận xét rằng các Tech founder Việt Nam chưa đầu tư nghiên cứu thị trường đúng mức, nếu có thì các nghiên cứu này còn rất cảm tính, chủ quan.
Không chỉ vậy, ông Nguyễn Xuân Đông – Phó Tổng giám đốc công ty quảng cáo trực tuyến Moore cho rằng họ, các Tech founder ở Việt Nam do đa số Việt Nam đều xuất thân từ “dân kỹ thuật” nên họ quá chú trọng vào các yếu tố công nghệ mà quên đi những giá trị khác mà người sử dụng thật sự cần. Chính những điều này đã khiến họ không thuyết phục được người sử dụng.
Không có người sử dụng thì đừng nói đến chuyện gọi vốn, bởi dù nhà đầu tư mạo hiểm có mạo hiểm cỡ nào cũng không rót tiền vào một sản phẩm khó có khả năng tạo ra doanh thu. Mặc khác, việc quá chú trọng vào các yếu tố công nghệ cũng khiến các Tech startup và quỹ đầu tư không có tiếng nói chung, dẫn đến nhiều trường hợp dù sản phẩm khá tốt nhưng không được đầu tư đúng mức.
Theo lời của chia sẻ của anh Đặng Hoàng Minh, Nhà sáng lập của trang web đánh giá địa điểm ẩm thực Foody.vn, để thu hút được người dùng, các sản phẩm đó trước tiên phải giải quyết được vấn đề mà người sử dụng đang thực sự cần, kế đến là khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đó như thế và cuối cùng mới là công nghệ sẽ giúp giải quyết bài toán mở rộng thị trường, trải nghiệm của người sử dụng ra sao.
foody
Cần nhạy về cả hai
Anh Giang Anh, CEO JOY Entertaiment cho rằng khi nhạy bén về kinh doanh, Tech founder sẽ biết cách để lèo lái startup tốt hơn một Tech founder chỉ nhạy về công nghệ. Nhưng trên thực tế, việc này không hề đơn giản, bởi do được đào tạo trong môi trường kỹ thuật nên không phải Tech Founder nào cũng có “máu” kinh doanh trong người. Bản thân Giang Anh cho biết anh cũng phải tham gia nhiều khóa học về kinh doanh trước khi thành lập công ty.
710x400x7cef3234ebb2697088b5ca051f088ce8.png.pagespeed.ic.fRYso9U2Gc
Ông Phan Quốc Công, Nhà sáng lập công ty hàng gia dụng Quốc tế ICP là một điển hình. Chia sẻ tại buổi hội thảo “Làm thế nào để xây dựng một công ty triệu đô từ một dự án khởi nghiệp” do YUP, đơn vị đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp tổ chức vào tuần qua, ông Công cho biết xuất thân là Kỹ sư Điện của Đại học Bách Khoa, ông đã trải qua nhiều chức vụ ở các công ty khác nhau từ Giám đốc Sản phẩm, Giám đốc Kinh doanh đến Giám đốc Tiếp thị trước khi thành lập công ty vào năm 2001. Ông Công muốn hiểu rõ cách làm ra sản phẩm đến cách bán hàng để lèo lái con thuyền ICP.
Còn nếu không có thời gian tự tìm hiểu, các Tech founder nên tìm cho mình một cộng sự có chuyên môn về kinh doanh. Như trường hợp anh Minh của Foody.vn, xuất thân là dân kĩ thuật không có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh nên anh đã tìm  một CFO ( hay còn gọi là Giám đốc tài chính ) bên cạnh để giải quyết những vấn đề về kinh doanh, thị trường.
Anh Minh chia sẻ rằng đội ngũ sáng lập cần có những cá nhân mà kĩ năng có thể bổ trợ cho nhau, có người cần giỏi về công nghệ, có người phải nhanh nhạy về kinh doanh và với vai trò là nhà sáng lập các Tech founder sẽ là trung tâm, là người tổng hợp và kết nối các ý tưởng. Họ cũng sẽ là người quyết định những đặc tính cho sản phẩm, bán cho ai, bán như thế nào, giá ra sao sao…
Thị trường khởi nghiệp trong ngành công nghệ đã sôi động hơn rất nhiều so với cách đây ba năm, để tồn tại và phát triển, các Tech founder buộc phải có sự chuẩn bị nhiều hơn ngoài kiến thức về công nghệ.

0 comments:

Post a Comment

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons