Thursday, December 31, 2015

Tăng doanh thu bán hàng – 7 việc cần làm tốt

Doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận nhưng muốn có lợi nhuận phải tạo ra đuợc doanh thu truớc, tăng doanh thu bán hàng giảm chi phí là doanh nghiệp thành công
Tăng doanh thu bán hàng vấn đề quan trọng của doanh nghiệp
Khi các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận ngân hàng, nguời cho vay hoặc nhà đầu tư bên ngoài để kiếm nguồn vốn tài trợ kinh doanh, 1 câu hỏi luôn đuợc đặt ra đó là: “ dự kiến doanh thu hàng năm của bạn là bao nhiêu?”
Đó là câu hỏi mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng phải uớc tính để dành đuợc vốn đầu tư. Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động của nó thông thuờng là bán hàng hóa dịch vụ. Mọi doanh nghiệp nhỏ đều nhắm tới lợi nhuận nhưng bạn phải tạo ra doanh thu truớc rồi mới tính tới lợi nhuận sau.

Muốn tăng lợi nhuận hãy tăng doanh thu và giảm chi phí đầu tư
Duới đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn tăng doanh số bán hàng có thể thực hiện ngay từ hôm nay
1. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng
Đầu tư nguồn lực bằng cách cải thiện qui trình bán hàng hoặc tổ chức training cho đội ngũ bán hàng nhằm tăng khối luợng hàng bán ra . Doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng và đảm bảo đuợc sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng đến tận tay khách hàng.
Không chỉ tập trung vào các kênh bán hàng phân phối offline, giờ đây thị trường như rộng mở hơn với môi trường kinh doanh trực tuyến. Hãy nhanh chóng thiết kế website bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh các hoạt động marketing online, sử dụng các hình thức quảng cáo online hiệu quả như Facebook Marketing, Google Adwords… Bạn sẽ thấy sự đột biến về doanh thu và số hàng hóa bán được
Một cách thông minh để tăng doanh thu bán hàng là cung cấp có giới hạn một loại sản phẩm/ dịch vụ cao cấp, điều này sẽ thu hút 5-15% khách hàng của bạn.
2. Hiểu rõ khách hàng

Nếu không có khách hàng, bạn sẽ không hề có bất kì khoản thu nhập nào. Hãy phân loại khách hàng theo mức thu nhập mà họ mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Tập trung vào những khách hàng có giá trị nhất và cung cấp cho họ sản phẩm/ dịch vụ có giá ưu đãi vì họ sẽ luôn quay trở lại. Bạn phải biết đối tuợng khách hàng nào luôn than phiền về giá cả hoặc thanh toán chậm hóa đơn cho bạn – họ không phải là nhóm đối tuợng dành nhiều thời gian để tranh cãi.
Xem xét việc tạo ra những chính sách ưu đãi để xây dựng hệ thống giới thiệu khách hàng mới thông qua khách hàng quen thuộc vì điều này sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.
3. Loại bỏ cạnh tranh
Với doanh nghiệp việc cạnh tranh là điều tất yếu, ngay cả với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. So sánh giá cả chất luợng sản phẩm/ dịch vụ của bạn với đối thủ. Với việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có được quyết định đúng đắn đối với giá cả sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với tiền gốc đầu tư vào một sản phẩm /dịch vụ. Hãy luôn đảm bảo giá và chất luợng sản phẩm / dịch vụ của bạn vuợt trội hơn đối thủ.
4. Luôn cố gắng có dịch vụ khách hàng tốt nhất

Dịch vụ khách hàng tốt góp phần tăng doanh số bán hàng
Hãy giữ cho mình và đội ngũ bán hàng một thái độ phục vụ vì “ khách hàng luôn luôn đúng”. Cố gắng tạo ra thu nhập nhiều nhất với mỗi lần bán hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ gia tăng và khuyến khích khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ gia tăng đó. Hỏi thêm khách hàng những gì họ cần mà sản phẩm hiện tại chưa có để đề xuất sản phẩm / dịch vụ thay thế.
Nếu đó không phải là thế mạnh của bạn, hãy mạnh dạn đăng kí một khóa đào tạo bán hàng.

5. Cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá đặc biệt
Đưa ra các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng quen thuộc và lôi kéo thêm được nhiều khách hàng mới. Có thể đưa ra cách hình thức như xây dựng hệ thống giảm giá dựa trên khối luợng hàng bán ra hoặc giảm giá cho khách hàng trung thành. Tránh làm ảnh huởng lợi nhuận của bạn với các hình thức như” Mua một đuợc một miễn phí” “bảo hành mãi mãi”, giảm giá 10% chỉ nên trên vài sản phẩm.
6. Nâng cao kỹ năng tiếp thị
Khách hàng của bạn nên biết về tất cả dịch vụ / sản phẩm của bạn cho dù họ không phải mua nó ngay lập tức nhưng họ nên đuợc biết rằng bạn cung cấp nó. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có một website, thì hãy xem xét đầu tư vì nó mang lại lợi nhuận cao nhất. Hãy sử dụng đầy đủ các phuơng tiện truyền thông mạng xã hội và truyền thống để tiếp thị sản phẩm / dịch vụ của mình.
7. Biết động viên và khuyến khích nhân viên
Giám sát đo luờng hiệu suất và kết quả của nhân viên để có mức thưởng xứng đáng có thể tăng luơng dựat rên năng suất làm việc của họ. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên nhận thức đuợc đầy đủ động cơ kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.Với những phần thưởng, động viên đúng lúc họ có thể cải thiện mức độ dịch vụ và ý thức làm việc của mình làm cho doanh thu của công ty cao hơn.
Kết luận:
Áp dụng những điều trên bạn sẽ ngạc nhiên vì doanh thu gia tăng trông thấy. Nhưng bạn cần chú ý một điều “ Doanh thu chỉ là hư ảo, lợi nhuận mới là thực tế”. Tăng doanh thu cũng có nghĩa là bạn phải kiểm soát đuợc chi phí mới có thể đảm bảo kinh doanh thành công.


Doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận nhưng muốn có lợi nhuận phải tạo ra đuợc doanh thu truớc, tăng doanh thu bán hàng giảm chi phí là doanh nghiệp thành công

Tăng doanh thu bán hàng vấn đề quan trọng của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận ngân hàng, nguời cho vay hoặc nhà đầu tư bên ngoài để kiếm nguồn vốn tài trợ kinh doanh, 1 câu hỏi luôn đuợc đặt ra đó là: “ dự kiến doanh thu hàng năm của bạn là bao nhiêu?”
Đó là câu hỏi mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng phải uớc tính để dành đuợc vốn đầu tư. Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động của nó thông thuờng là bán hàng hóa dịch vụ. Mọi doanh nghiệp nhỏ đều nhắm tới lợi nhuận nhưng bạn phải tạo ra doanh thu truớc rồi mới tính tới lợi nhuận sau.
Tang-doanh-thu-ban-hang-tang-doanh-so-ban-hang
Muốn tăng lợi nhuận hãy tăng doanh thu và giảm chi phí đầu tư
Duới đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn tăng doanh số bán hàng có thể thực hiện ngay từ hôm nay

1. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng

Đầu tư nguồn lực bằng cách cải thiện qui trình bán hàng hoặc tổ chức training cho đội ngũ bán hàng nhằm tăng khối luợng hàng bán ra . Doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng và đảm bảo đuợc sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng đến tận tay khách hàng.
Không chỉ tập trung vào các kênh bán hàng phân phối offline, giờ đây thị trường như rộng mở hơn với môi trường kinh doanh trực tuyến. Hãy nhanh chóng thiết kế website bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh các hoạt động marketing online, sử dụng các hình thức quảng cáo online hiệu quả như Facebook Marketing, Google Adwords… Bạn sẽ thấy sự đột biến về doanh thu và số hàng hóa bán được
Một cách thông minh để tăng doanh thu bán hàng là cung cấp có giới hạn một loại sản phẩm/ dịch vụ cao cấp, điều này sẽ thu hút 5-15% khách hàng của bạn.

2. Hiểu rõ khách hàng



Nếu không có khách hàng, bạn sẽ không hề có bất kì khoản thu nhập nào. Hãy phân loại khách hàng theo mức thu nhập mà họ mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Tập trung vào những khách hàng có giá trị nhất và cung cấp cho họ sản phẩm/ dịch vụ có giá ưu đãi vì họ sẽ luôn quay trở lại. Bạn phải biết đối tuợng khách hàng nào luôn than phiền về giá cả hoặc thanh toán chậm hóa đơn cho bạn – họ không phải là nhóm đối tuợng dành nhiều thời gian để tranh cãi.
Xem xét việc tạo ra những chính sách ưu đãi để xây dựng hệ thống giới thiệu khách hàng mới thông qua khách hàng quen thuộc vì điều này sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

3. Loại bỏ cạnh tranh

Với doanh nghiệp việc cạnh tranh là điều tất yếu, ngay cả với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. So sánh giá cả chất luợng sản phẩm/ dịch vụ của bạn với đối thủ. Với việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có được quyết định đúng đắn đối với giá cả sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với tiền gốc đầu tư vào một sản phẩm /dịch vụ. Hãy luôn đảm bảo giá và chất luợng sản phẩm / dịch vụ của bạn vuợt trội hơn đối thủ.

4. Luôn cố gắng có dịch vụ khách hàng tốt nhất

Dich-vu-khach-hang tốt giúp tăn doanh số bán hàng
Dịch vụ khách hàng tốt góp phần tăng doanh số bán hàng
Hãy giữ cho mình và đội ngũ bán hàng một thái độ phục vụ vì “ khách hàng luôn luôn đúng”. Cố gắng tạo ra thu nhập nhiều nhất với mỗi lần bán hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ gia tăng và khuyến khích khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ gia tăng đó. Hỏi thêm khách hàng những gì họ cần mà sản phẩm hiện tại chưa có để đề xuất sản phẩm / dịch vụ thay thế.
Nếu đó không phải là thế mạnh của bạn, hãy mạnh dạn đăng kí một khóa đào tạo bán hàng.
Xem thêm bài viết: Website bán hàng online và bí quyết giúp khách hàng quay trở lại

5. Cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá đặc biệt

Đưa ra các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng quen thuộc và lôi kéo thêm được nhiều khách hàng mới. Có thể đưa ra cách hình thức như xây dựng hệ thống giảm giá dựa trên khối luợng hàng bán ra hoặc giảm giá cho khách hàng trung thành. Tránh làm ảnh huởng lợi nhuận của bạn với các hình thức như” Mua một đuợc một miễn phí” “bảo hành mãi mãi”, giảm giá 10% chỉ nên trên vài sản phẩm.

6. Nâng cao kỹ năng tiếp thị

Khách hàng của bạn nên biết về tất cả dịch vụ / sản phẩm của bạn cho dù họ không phải mua nó ngay lập tức nhưng họ nên đuợc biết rằng bạn cung cấp nó. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có một website, thì hãy xem xét đầu tư vì nó mang lại lợi nhuận cao nhất. Hãy sử dụng đầy đủ các phuơng tiện truyền thông mạng xã hội và truyền thống để tiếp thị sản phẩm / dịch vụ của mình.

7. Biết động viên và khuyến khích nhân viên

Giám sát đo luờng hiệu suất và kết quả của nhân viên để có mức thưởng xứng đáng có thể tăng luơng dựat rên năng suất làm việc của họ. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên nhận thức đuợc đầy đủ động cơ kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.Với những phần thưởng, động viên đúng lúc họ có thể cải thiện mức độ dịch vụ và ý thức làm việc của mình làm cho doanh thu của công ty cao hơn.
Kết luận:
Áp dụng những điều trên bạn sẽ ngạc nhiên vì doanh thu gia tăng trông thấy. Nhưng bạn cần chú ý một điều “ Doanh thu chỉ là hư ảo, lợi nhuận mới là thực tế”. Tăng doanh thu cũng có nghĩa là bạn phải kiểm soát đuợc chi phí mới có thể đảm bảo kinh doanh thành công.
- See more at: http://www.taka.com.vn/tang-doanh-thu-ban-hang-7-viec-can-lam-tot-cach-tang-doanh-so/#sthash.D5uZat6W.dpuf
Doanh nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận nhưng muốn có lợi nhuận phải tạo ra đuợc doanh thu truớc, tăng doanh thu bán hàng giảm chi phí là doanh nghiệp thành công

Tăng doanh thu bán hàng vấn đề quan trọng của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận ngân hàng, nguời cho vay hoặc nhà đầu tư bên ngoài để kiếm nguồn vốn tài trợ kinh doanh, 1 câu hỏi luôn đuợc đặt ra đó là: “ dự kiến doanh thu hàng năm của bạn là bao nhiêu?”
Đó là câu hỏi mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng phải uớc tính để dành đuợc vốn đầu tư. Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp từ các hoạt động của nó thông thuờng là bán hàng hóa dịch vụ. Mọi doanh nghiệp nhỏ đều nhắm tới lợi nhuận nhưng bạn phải tạo ra doanh thu truớc rồi mới tính tới lợi nhuận sau.
Tang-doanh-thu-ban-hang-tang-doanh-so-ban-hang
Muốn tăng lợi nhuận hãy tăng doanh thu và giảm chi phí đầu tư
Duới đây là 7 lời khuyên hữu ích giúp bạn tăng doanh số bán hàng có thể thực hiện ngay từ hôm nay

1. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng

Đầu tư nguồn lực bằng cách cải thiện qui trình bán hàng hoặc tổ chức training cho đội ngũ bán hàng nhằm tăng khối luợng hàng bán ra . Doanh nghiệp thành công là những doanh nghiệp có nhiều đơn đặt hàng và đảm bảo đuợc sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng đến tận tay khách hàng.
Không chỉ tập trung vào các kênh bán hàng phân phối offline, giờ đây thị trường như rộng mở hơn với môi trường kinh doanh trực tuyến. Hãy nhanh chóng thiết kế website bán hàng trực tuyến, đẩy mạnh các hoạt động marketing online, sử dụng các hình thức quảng cáo online hiệu quả như Facebook Marketing, Google Adwords… Bạn sẽ thấy sự đột biến về doanh thu và số hàng hóa bán được
Một cách thông minh để tăng doanh thu bán hàng là cung cấp có giới hạn một loại sản phẩm/ dịch vụ cao cấp, điều này sẽ thu hút 5-15% khách hàng của bạn.

2. Hiểu rõ khách hàng



Nếu không có khách hàng, bạn sẽ không hề có bất kì khoản thu nhập nào. Hãy phân loại khách hàng theo mức thu nhập mà họ mang lại cho doanh nghiệp của bạn. Tập trung vào những khách hàng có giá trị nhất và cung cấp cho họ sản phẩm/ dịch vụ có giá ưu đãi vì họ sẽ luôn quay trở lại. Bạn phải biết đối tuợng khách hàng nào luôn than phiền về giá cả hoặc thanh toán chậm hóa đơn cho bạn – họ không phải là nhóm đối tuợng dành nhiều thời gian để tranh cãi.
Xem xét việc tạo ra những chính sách ưu đãi để xây dựng hệ thống giới thiệu khách hàng mới thông qua khách hàng quen thuộc vì điều này sẽ tạo ra thêm nhiều khách hàng cho doanh nghiệp của bạn.

3. Loại bỏ cạnh tranh

Với doanh nghiệp việc cạnh tranh là điều tất yếu, ngay cả với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. So sánh giá cả chất luợng sản phẩm/ dịch vụ của bạn với đối thủ. Với việc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có được quyết định đúng đắn đối với giá cả sản phẩm và dịch vụ của mình nhằm mục đích đảm bảo lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh so với tiền gốc đầu tư vào một sản phẩm /dịch vụ. Hãy luôn đảm bảo giá và chất luợng sản phẩm / dịch vụ của bạn vuợt trội hơn đối thủ.

4. Luôn cố gắng có dịch vụ khách hàng tốt nhất

Dich-vu-khach-hang tốt giúp tăn doanh số bán hàng
Dịch vụ khách hàng tốt góp phần tăng doanh số bán hàng
Hãy giữ cho mình và đội ngũ bán hàng một thái độ phục vụ vì “ khách hàng luôn luôn đúng”. Cố gắng tạo ra thu nhập nhiều nhất với mỗi lần bán hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ gia tăng và khuyến khích khách hàng của bạn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ gia tăng đó. Hỏi thêm khách hàng những gì họ cần mà sản phẩm hiện tại chưa có để đề xuất sản phẩm / dịch vụ thay thế.
Nếu đó không phải là thế mạnh của bạn, hãy mạnh dạn đăng kí một khóa đào tạo bán hàng.
Xem thêm bài viết: Website bán hàng online và bí quyết giúp khách hàng quay trở lại

5. Cung cấp các chương trình khuyến mãi và giảm giá đặc biệt

Đưa ra các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng quen thuộc và lôi kéo thêm được nhiều khách hàng mới. Có thể đưa ra cách hình thức như xây dựng hệ thống giảm giá dựa trên khối luợng hàng bán ra hoặc giảm giá cho khách hàng trung thành. Tránh làm ảnh huởng lợi nhuận của bạn với các hình thức như” Mua một đuợc một miễn phí” “bảo hành mãi mãi”, giảm giá 10% chỉ nên trên vài sản phẩm.

6. Nâng cao kỹ năng tiếp thị

Khách hàng của bạn nên biết về tất cả dịch vụ / sản phẩm của bạn cho dù họ không phải mua nó ngay lập tức nhưng họ nên đuợc biết rằng bạn cung cấp nó. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có một website, thì hãy xem xét đầu tư vì nó mang lại lợi nhuận cao nhất. Hãy sử dụng đầy đủ các phuơng tiện truyền thông mạng xã hội và truyền thống để tiếp thị sản phẩm / dịch vụ của mình.

7. Biết động viên và khuyến khích nhân viên

Giám sát đo luờng hiệu suất và kết quả của nhân viên để có mức thưởng xứng đáng có thể tăng luơng dựat rên năng suất làm việc của họ. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên nhận thức đuợc đầy đủ động cơ kinh doanh để tạo ra lợi nhuận.Với những phần thưởng, động viên đúng lúc họ có thể cải thiện mức độ dịch vụ và ý thức làm việc của mình làm cho doanh thu của công ty cao hơn.
Kết luận:
Áp dụng những điều trên bạn sẽ ngạc nhiên vì doanh thu gia tăng trông thấy. Nhưng bạn cần chú ý một điều “ Doanh thu chỉ là hư ảo, lợi nhuận mới là thực tế”. Tăng doanh thu cũng có nghĩa là bạn phải kiểm soát đuợc chi phí mới có thể đảm bảo kinh doanh thành công.
- See more at: http://www.taka.com.vn/tang-doanh-thu-ban-hang-7-viec-can-lam-tot-cach-tang-doanh-so/#sthash.D5uZat6W.dpuf

Friday, December 25, 2015

[Infographic] Đâu là xu thế tiếp thị cho năm 2016?

Xu hướng của người tiêu dùng luôn thay đổi theo xu thế phát triển của công nghệ trong năm 2015. Vì vây, năm 2016 được dự đoán là năm cực thịnh với nội dung tùy chỉnh, video độc đáo, và các trang web tương thích với trình duyệt di động. Đây là cơ hội để cho ra đời những sản phẩm công nghệ cao. Với hơn tỉ người dùng điên thoại thông minh trong năm 2016 và hơn 90% nhà tiếp thị học cách tương tác hướng dẫn người tiêu dùng, tối ưu hóa thiết bị di động là một trong những chìa khóa mang lại thành công cho chiến lược trong năm tới.
Tiếp thị nội dung tạo lớp khách hàng tiềm năng gấp 3 lần so với tiếp thị truyền thống trong khi chi phí thấp hơn 62%. Vậy cần tiến hành tiếp thị nội dung trong năm 2016 như thế nào? Infographic sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Friday, October 16, 2015

Huong dan cai dat camera IP wifi Vantech VT-6300a

http://phantruongphuc.com/xem-video-online/huong-dan-cai-dat-camera-ip-wifi-vantech-vt-6300a/nZLZRlaOx8I.html

Wednesday, September 9, 2015

8 bí quyết tiếp thị số dành cho doanh nghiệp mới


8 bí quyết tiếp thị số dành cho doanh nghiệp mới

Bạn mới khởi nghiệp và muốn càng nhiều người biết về thương hiệu của mình càng tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ bạn không chỉ phải cạnh tranh với những đối thủ cùng ngành mà phải vượt qua hàng hàng triệu tin nhắn tiếp thị khác đang "dội bom" người tiêu dùng mỗi ngày. Trong khi đó, là doanh nghiệp mới, bạn chẳng có nhiều tiền để mạnh tay đầu tư cho marketing số. Bạn phải làm sao đây?
tiếp thị số
Thật may là bạn có thể sử dụng 8 mẹo cực kỳ hiệu quả dưới đây để làm marketing với số tiền rất ít hoặc không mất tiền.

Mạng xã hội
Truyền thông xã hội là một trong những cách hiệu quả mà lại rẻ tiền nhất để bạn tiếp thị cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài việc nâng tầm thương hiệu của bạn, truyền thông xã hội còn là phương tiện để bạn quảng bá sản phẩm và cải thiện dịch vụ khách hàng.  
1. Liên tục và nhất quán: Truyền thông xã hội là một cách để bạn tạo được tiếng nói cho thương hiệu của bạn, vì thế, bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin và nội dung đưa lên phải hướng đến một bản sắc riêng. Nhưng bạn không cũng lên post quá nhiều và quá xa rời thông điệp chính. Theo Buffer App, tần suất đăng bài lý tưởng nhất là 10 lần/tuần với Facebook, 5 tweet/ngày với Twitter và 1 lần/ngày với LinkedIn và Google+.
2. Quan trọng là khách hàng chứ không phải bạn: Phần lớn các thương hiệu chỉ sử dụng truyền thông xã hội để nhằm mục đích quảng cáo. Đây là một chiến lược sai lầm vì nó chẳng đem lại giá trị gì cho những người theo dõi.
Thay vì làm thế, bạn hãy tìm kiếm và chia sẻ những thông tin mà khách hàng của bạn quan tâm và thỉnh thoảng mới đưa nội dung quảng cáo của bạn vào.
3. Tương tác với những người theo dõi: Truyền thông xã hội là phương tiện để bạn tương tác với các khách hàng trong hiện tại và tương lai. Do đó, hãy tác động lên những người theo dõi và khiến họ cảm thấy họ là những thành viên vô giá của thương hiệu.  
Đừng ngại ‘gạch đá’ từ những cư dân mạng. Hãy đối diện với những lời chỉ trích và phàn nàn, coi đó là cơ hội để bạn thể hiện cho mọi người thấy dịch vụ khách hàng của mình tốt đến mức nào.
Cuối cùng, đừng che dấu thất bại. Doanh nghiệp của bạn là một doanh nghiệp mới và không thể tránh khỏi những khó khăn và hạn chế. Hãy đương đầu với thất bại, coi đó là cơ hội để bạn giành lấy thiện cảm của khách hàng qua dịch vụ khách hàng hoàn hảo và tầm nhìn dài hạn của mình.
4. Thử đầu tư một chút tiền cho các mạng xã hội: Có nhiều mạng xã hội cho phép bạn đầu tư quảng cáo và kết quả thu được sẽ tùy thuộc vào ngành mà bạn tham gia cũng như nội dung chào hàng của bạn. Hãy thử nghiệm các cách dưới đây để tìm cho mình cách phù hợp nhất.
•    Trả phí để chơi (pay-to-play): Facebook ngày càng trở thành một trang tính phí. Doanh nghiệp sẽ phải nộp tiền quảng cáo cho trang này để có nhiều người dùng đọc được nội dung đăng tải của họ.
•    Tweet được tài trợ (Sponsored tweet): Mặc dù Twitter vẫn cho phép phần lớn tin đăng đến được với người dùng một cách tư nhiên nhưng trang blog mini này cũng bắt đầu có những chương trình quảng cáo cho doanh nghiệp và Sponsored tweet là một trong số đó. Chỉ cần trả tiền là tweet của doanh nghiệp sẽ lập tức có vị trí nổi bật trong dòng thông tin của người sử dụng.
•    Dịch vụ ‘premium’ (cao cấp) của LinkedIn: LinkedIn có rất nhiều tính năng cực kỳ hữu ích mà bạn phải trả phí để được sử dụng, trong đó có Sales Navigator. Sử dụng dịch vụ này bạn sẽ dễ dàng tìm được khách hàng cũng như địa chỉ liên hệ của họ. Điểm hay nữa của dịch vụ này là bạn có thể dùng thử miễn phí trong một tháng.
Nội dung là át chủ bài
Marketing  nội dung là một trong những công cụ đầu tư quan trọng nhất nhưng lại hay bị doanh nghiệp mới bỏ qua nhất.
Tại sao là marketing nội dung lại quan trọng đến thế? Bởi vì nó là phương tiện để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp bạn. Nếu nội dung không rõ ràng và không thể hiện được thông điệp mà bạn muốn đưa ra, chắc chắn bạn sẽ rất khó thể thành công.
5. Nghĩ nghiêm túc về thông điệp của bạn: Bạn không nên marketing nội dung theo kiểu ném đủ mọi thông điệp lên tường của mình và xem cái nào bám trụ được. Để marketing nội dung hiệu quả, bạn nên nghiên cứu kỹ về ngành và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình. Sau đó, hãy lấy những lợi thế này làm tâm điểm cho thông điệp của bạn
6. Tìm nội dung giá rẻ và sáng tạo: Bạn không nhất thiết phải chi nhiều tiền mới có được nội dung sáng tạo. Các nội dung giá cả phải chăng và chất lượng cao luôn sẵn có trên các trang web như Elance, Craigslist hoặc Fiverr.
Ví dụ, trên Fiverr bạn có thể mua một video sinh động để giới thiệu về doanh nghiệp với giá chỉ bằng một phần rất nhỏ giá mua qua đại lý. Với một doanh nghiệp mới, không có gì tốt hơn là giới thiệu mình bằng một đoạn video ngắn. Nó sẽ giúp truyền đạt thông điệp của bạn đến khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra còn nhiều cách ít tốn kém khác để bạn có được nội dung hay. Bạn chỉ phải rót một khoản đầu tư nhỏ vào đó nhưng lại đạt được rất nhiều trong công cuộc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
7. Tối ưu hóa các trang nội bộ để biến người truy cập thành khách hàng: Bạn muốn người truy cập sẽ làm gì khi họ vào trang web của bạn? Toàn bộ chiến lược về nội dung của bạn phải được xây dựng xoay quanh trên câu hỏi này. Khi bạn xác định được là mình muốn người truy cập làm gì thì bạn sẽ tìm được những công cụ để đạt đến mục tiêu với chi phí hợp lý.
•    Tìm những plugin miễn phí để thu thập email và sau đó tận dụng các dịch vụ giá cả phải chăng như Mailchimp hay Constant Contact để gửi tài liệu tiếp thị một cách tự động.
•    Sử dụng các công cụ miễn phí như Google Analytics để theo dõi đường truy cập của khách viếng thăm và tìm cách để làm cho khách hàng có những trải nghiệm dễ chịu khi họ đang ở trên trang web của bạn
•    Tối ưu hoá các mẫu form mà bạn dùng để thu thập thông tin về người truy cập trên trang web của bạn và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng.
•    Tìm dịch vụ giỏ hàng rẻ và đáng tin cậy để bán sản phẩm trực tiếp qua trang web của bạn.
•    Bất kể mục tiêu của bạn là gì, luôn có những giải pháp giá rẻ hoặc miễn phí để bạn đạt mục tiêu đó.
8. Tự làm tiếp thị: Một trong những bước quan trọng nhất để làm marketing content hiệu quả là quảng bá nội dung. Sau khi bạn tạo ra phần nội dung giới thiệu hay, bạn cần phải khuếch trương nội dung đó càng nhiều càng tốt. Hãy đưa nó vào phần giới thiệu về bạn trên các mạng xã hội, gửi nó cho các chuyên gia trong ngành, đăng lên các diễn đàn ngành hay các nhóm có liên quan trên LinkedIn, cung cấp cho các trang web phổ biến khác mà người tiêu dùng có thể ghé thăm. Dành mỗi tuần một vài giờ để tiếp thị hoặc viết trên các trang mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp bạn giành được sự quan tâm của khách hàng.
Điều hành một doanh nghiệp trong điều kiện ngân sách eo hẹp đã đủ khó. Nếu bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí tiếp thị bằng cách khai thác các công cụ marketing số, bạn sẽ làm nổi bật được thương hiệu mình mà không phải hy sinh một khoản lớn ngân sách.

Monday, September 7, 2015

Marketing trải nghiệm giúp Tribord bán áo phao thế nào?

Thương hiệu dụng cụ thể thao dưới nước Tribord đã tạo ra một loại đồ uống mới để nhắc nhở khách hàng về cảm giác khủng khiếp khi bị đuối nước. Nhờ đó, doanh số áo phao của Hãng cũng tăng lên.
Để nâng cao nhận thức về sự nguy hiểm của đuối nước và nhân tiện, bán thêm chút ít áo phao, thương hiệu dụng cụ thể thao dưới nước Tribord (Pháp) và PR Agency Rosa Park đã sáng tạo một thứ đồ uống mới lạ mang tên Wave.
Wave được đóng trong lon nhỏ, với kiểu dáng đẹp và tinh tế. Vỏ lon in logo màu bạc và tím duyên dáng. Gian hàng được đặt tại các khu vực bãi biển hoặc bến cảng với những nhân viên bán hàng trẻ trung, nhiệt huyết, không ngừng kêu gọi và phát những mẫu uống thử Wave miễn phí đến tận tay người tiêu dùng.
Mục đích của Tribord là để tất cả khách hàng đều phải phát biểu rằng: “Đây là thứ nước uống tồi tệ nhất trên thế giới!”, bởi thực chất Wave chỉ là nước biển được đóng chai.
Một khách hàng uống thử lon Wave
Các manh mối dần hiện ra khi người tiêu dùng nhìn kỹ hơn vào lon Wave. Trên mặt sau của lon, một câu khẩu hiệu được in rõ ràng: "Hãy để lon nước này là trải nghiệm cuối cùng của bạn về đuối nước". Lon nước cũng dành ra một vị trí cho hình ảnh của sản phẩm áo phao Tribord's Izebar 50 mới của Hãng để tạo ra sự liên tưởng hết sức gần gũi giữa cảm giác khủng khiếp của đuối nước và “bắt được phao cứu sinh”.
Tiết mục này dường như có vẻ giống một “trò đùa ác ý”. Tuy nhiên, dưới góc độ marketing, đây được xem như chiến dịch marketing trải nghiệm thông minh và thuyết phục. Tất cả người tiêu dùng đều nhất trí rằng cảm giác đuối nước không có gì là vui vẻ, và họ đã tự nguyện nhận ra tầm quan trọng phải sử dụng các dụng cụ phòng chống, cứu sinh nhờ những ngụm nước Wave từ Tribord.

Saturday, September 5, 2015

5 quyển sách hữu ích cho các nhà khởi nghiệp

5 quyển sách được gợi ý bởi những nhà sáng lập của các công ty thành công sau đây sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các nhà khởi nghiệp, nhà báo Amy Guttman – người có kinh nghiệm hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực kinh tế – cho biết trên Forbes.
1. Khác biệt để bứt phá (Rework) của tác giả Jason Fried và David Heinemeier Hansson
Người đề xuất: Gabriel García – nhà đồng sáng lập công ty dịch vụ thư điện tử Mailtrack (Tây Ban Nha)
Thông điệp quan trọng nhất từ quyển sách này là: việc suy nghĩ và lên kế hoạch nên được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định.
"Dĩ nhiên, vạch ra sẵn kế hoạch là công đoạn quan trọng, nhưng việc quan trọng hơn là thực hiện ý tưởng. Đối với những nhà khởi nghiệp, thông điệp này vô cùng ý nghĩa vì đơn giản là, nếu không bắt đầu hành động, bạn sẽ nhanh chóng bị 'nẫng tay trên'”.
2. Sức mạnh của thói quen (The Power of Habit) của tác giả Charles Duhigg
Người đề xuất: Ryan Hoover – nhà sáng lập, CEO của cộng đồng công nghệ Product Hunt (Mỹ)
Nhiều sản phẩm công nghệ thành công hiện nay thường có xu hướng muốn thay đổi thói quen của người dùng. Vì vậy, để tạo nên một sản phẩm/dịch vụ thành công, bạn buộc phải thấu hiểu cách mà người dùng suy nghĩ và hành động.
Sức mạnh của thói quen mang đến cho người đọc những kiến thức về tâm lý học con người để áp dụng vào trong cuộc sống, việc kinh doanh, đặc biệt là để tạo ra một sản phẩm/dịch vụ mới.
Việc tiếp thu và áp dụng những kiến thức trong quyển sách này đã giúp Ryan Hoover xác định được những giá trị cần thiết để sản phẩm của ông trở thành một phần thói quen của người dùng.
3. Đời nhẹ khôn kham (The Unbearable Lightness of Being) của tác giả Milan Kundera
Người đề xuất: Celine Lazorthes – nhà sáng lập, CEO của trang web cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Leetchi.com (Pháp)
Celine Lazorthes đã đọc Đời nhẹ khôn kham đến 20 lần và cho rằng đây là quyển tiểu thuyết triết học có sức ảnh hưởng tuyệt vời đến cuộc sống và con đường kinh doanh của mình.“Quyển sách đề cập đến những mặt nhẹ nhàng cũng như nặng nề trong cuộc sống. Sự mâu thuẫn trong tư tưởng của các nhân vật về hai khái niệm trên giúp độc giả cảm nhận được sự nhẹ nhàng về mặt cảm xúc và cả sự nặng nề đến từ các nguyên tắc và giá trị”, Lazorthes cho biết.
Celine Lazorthes đã áp dụng nhiều nguyên tắc học được từ quyển sách này vào việc kinh doanh. “Những vấn đề về tình yêu, tình bạn, tư tưởng, tinh thần tự do… trong sách cũng chính là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi doanh nhân khởi nghiệp. Bởi vì giống như mọi trí thức khác, mỗi doanh nhân cũng phải là một người có tố chất nghệ sĩ”, Lazorthes chia sẻ.
4. Startupland của tác giả Mikkel Svane
Người đề xuất: Cameron Adams – nhà sáng lập, CPO của nền tảng thiết kế đồ họa Canva (Úc)
Quyển sách này kể về hành trình của Mikkel Svane từ lúc sáng lập ra phần mềm chăm sóc khách hàng Zendesk cho đến khi đưa công ty lên sàn chứng khoán, bao gồm những lời khuyên về huy động vốn, tìm nhân sự phù hợp, chiến lược phát triển kinh doanh…Theo Cameron Adams, điểm đặc sắc nhất của Startupland là câu chuyện khởi nghiệp của tác giả được thể hiện một cách vô cùng chân thật, từ vấn đề công việc đến cuộc sống cá nhân, gia đình… Đồng thời, điều khiến độc giả bất ngờ là đôi khi những điều được tác giả đề cập hoàn toàn khác biệt với những gì mà chúng ta thường được tiếp cận về khởi nghiệp trên các phương tiện truyền thông.
Startupland là một câu chuyện truyền cảm hứng và có tác động mạnh mẽ đến quá trình khởi nghiệp kinh doanh của tôi”, Cameron Adams nói.
5. Four Thousand Days: My Journey From Prison To Business Success của tác giả Duane Jackson
Người đề xuất: Bram Kanstein – nhà sáng lập công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp Startup Stash (Hà Lan)
Bram Kanstein cho biết, quyển sách này hấp dẫn đến mức ông đã đọc nó liên tục trong một khoảng thời gian rất ngắn.Sau khi chấp hành án phạt tù, tác giả Duane Jackson của Four Thousand Days: My Journey From Prison To Business Success đã sáng lập ra công ty phần mềm kế toán Kashflow. Cách đây 2 năm, ông bán lại công ty với giá hàng triệu USD.
Câu chuyện cuộc đời của Jackson từ lúc còn ở trong sự bảo bọc của gia đình đến giai đoạn chịu cảnh tù tội và cuối cùng là tạo ra hàng triệu đô la sau 10 năm ra tù là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho mọi nhà khởi nghiệp, Bram Kanstein cho hay.

Saturday, August 29, 2015

Bí quyết để có được thành công trong khâu bán lẻ

Khách hàng bao giờ cũng rất hài lòng khi họ mua món hàng nào đó của bạn mà họ cảm thấy ngoài chất lượng tốt, giá lại rẻ hơn nơi khác. Và họ sẽ luôn tìm đến bạn khi họ cần mua hàng. Ðó là một tâm lý chung của khách hàng. Vì thế nếu muốn bán được hàng, bạn hãy làm cho họ được lợi chút đỉnh.
Nguyên tắc chung này ngày nay có thể rút ra khi đọc các sách dạy về bán hàng, nhưng hơn nửa thế kỷ trước, anh em nhà Tedia phải mất công tìm hiểu chán mới biết được. Nhưng sau khi học được kinh nghiệm này, họ lại vận dụng thành công tới mức ở nước Ðức, có thể rất nhiều người không biết ai là Tổng thống Ðức nhưng lại nhất thiết biết đến tập đoàn “Aldi”.
176 lap web ban hang Bí quyết để có được thành công trong khâu bán lẻ
Năm 1948, anh em nhà Tedia thừa hưởng cửa hiệu nhỏ do mẹ cha để lại. Người em là Tedia, anh trai Kaer, cả hai mới chưa đầy 30 tuổi. Họ đã cố gắng mở rộng mặt tiền của cửa hàng, thêm vài mặt hàng, thậm chí mở thêm vài cơ sở nữa, làm từ sáng đến tối. Cuối năm tính lại, trừ giá gốc lãi lờ chẳng là bao. Hai anh em đã ngồi bàn tính mãi vẫn chưa hiểu tại sao có người cũng kinh doanh như mình mà khách thì đông, phất lên nhanh chóng. Bàn bạc hồi lâu, họ quyết định thu xếp công việc kinh doanh, bố trí người thay mình quản lý để cùng nhau đi các cửa hàng khác tìm hiểu. Hai anh em nhà Tedia tình cờ phát hiện ở một cửa hàng có dán thông báo viết như sau: “Quý khách lưu ý! Xin mua hàng tại chỗ chúng tôi, giữ lại hoá đơn cẩn thận. Cuối năm cửa hàng sẽ giảm 3% tổng số tiền trong hoá đơn đã mua cho quý khách”.
Thì ra là vậy. Hai anh em như phát hiện ra câu thần chú kéo khách đến cửa hàng. Họ về nhà trao đổi với nhau. Tedia nhận xét: “Cửa hàng ấy thành công là nhờ họ hứa sẽ giảm 3% vào cuối năm cho khách nên khách thấy có thể có lợi, chịu khó đến mua. Mình nên học chiêu này”. Ngay hôm sau, tất cả các cửa hàng “Aldi” đều dán một thông báo: “Cửa hàng chúng tôi giảm giá 3% cho mọi sản phẩm. Quý khách nào phát hiện giá ở cửa hàng không phải rẻ nhất trong thành phố sẽ được trả lại chênh lệch và có thưởng”.
Chỉ vài ngày sau, một đồn mười, mười đồn trăm, các cửa hàng “Aldi” đều đông nghịt khách. Hàng bán hết nhanh chóng, doanh thu tăng vùn vụt. Anh em nhà Tedia chỉ còn mỗi việc lo sao cho đủ hàng để phục vụ khách. Từ một vài cửa hàng, họ đã mở rộng chuỗi cửa hàng “Aldi” ra khắp nước và anh em nhà Tedia trở thành Vua bán lẻ ở Ðức.
Thực ra ở châu Á, những người Trung Hoa từ lâu đã có phương châm “ăn lời ít, bán ra thật nhiều” để nói về cách bàn hàng của người Hoa. Thì ra dù Âu hay Á, và có thể ở các châu lục khác, phương châm ăn lời ít để bán ra thật nhiều vẫn là một bí quyết thành công trong khâu bán lẻ.

Wednesday, August 26, 2015

08 bước nuối dưỡng ý tưởng kinh doanh thành hiện thực

Trong số 100 ý tưởng kinh doanh sẽ có khoảng 50% ý tưởng bị thất bại, có thể do các thực hiện thất bại, hoặc thất bại ngay khi chưa bắt đầu, hoặc thất bại khi đang phát triển. Chúng ta có thể biết nguyên nhân hoặc không ngừng điều đó cũng khó lòng ngăn cản sự thất bại đó.

Tuy nhiên điều tuyệt vời mà chúng ta có thể ngăn chặn điều đó là xây dựng một nền tảng tốt cho ý tưởng kinh doanh ngay từ khi bắt đầu. Nó sẽ cho bạn biết khả năng khả khi của ý tưởng, liệu rằng nó có thể phát triển và hơn hết là nền tảng vững chắc, nuôi dưỡng ý tưởng đó thành hiện thực. Dưới đây sẽ là 8 bước bạn không nên bỏ qua:

1, Bắt đầu với những lý do đúng
Nghe điều này có vẻ giống như việc tin tưởng 1 cách mù quáng. Dĩ nhiên trong bất ứ việc gì, không riêng ý tưởng kinh doanh đều có cái sai. Nhưng hãy cứ tin tưởng vào điều đúng đắn nào đó, vào sự khả năng thành công, vào suy nghĩ đúng của mình. Nó sẽ hình thành cho bạn niềm tin, trách nhiệm, sự bền bỉ và khả năng chờ đợi. Bắt đầu 1 ý tưởng kinh doanh, bạn không cần chuẩn bị gì nhiều ngoài việc tin vào điều đó.

Thêm vào đó, từ những lý do đúng bạn sẽ tự tin hơn khi thuyết phục khách hàng, chia sẻ những gì bạn đang có, bắt đầu ý tưởng kinh doanh với đam mê thật sự.
2, Ý tưởng kinh doanh phải động não như điên
Bước tiếp theo khi bạn đã xác định được một nền tảng đúng đắn là phải bắt đầu suy nghĩ về ý tưởng kinh doanh đó. Và sau đó liệt kê hết điều đó ra, có thể lộn xộn nhưng phải chi tiết. Bạn muốn gì? Bạn đã làm gì? Bạn thích gì? Bạn sẽ làm gì?.... Chúng ta có thể được nghe rất nhiều những câu nói với ý nghĩa chung rằng: muốn giàu muốn thành công hãy không ngừng suy nghĩ, ăn cơm cũng nghĩ, ngủ cũng nghĩ. Suy nghĩ liên tục sẽ kích thích sự sáng tạo không ngừng nghỉ.
3, Lựa chọn 1 ý tưởng

Bạn có 1 loạt sự lựa chọn, đương đầu với sự từ bỏ và giữ lại. Đây là 1 bước khó khăn, nhưng bạn có thể biến nó trở nên khá dễ dàng với việc ghi nhớ rằng nó không phải là ý tưởng kinh doanh chỉ có bạn mới có thể theo đuổi suốt cuộc đời. Biến chúng thành 1 điều đơn giản và dễ dàng lựa chọn. Vì thông thường chúng ta luôn có nhiều ý tưởng kinh doanh, giống như việc xây dựng những con đường đi. Nhưng chúng ta cần đưa ra sự lựa chọn cho 1 con đường đi chính, một niềm đam mê nhất để theo đuổi.
4, Kiểm tra thị trường (sau đó kiểm tra 1 số chi tiết)

Một điều thất bại mà hầu như ai cũng mắc phải là xa lánh thị trường. Chúng ta có sản phẩm nhưng lại tiết kiệm việc thử nghiệm với thị trường vì tốn kém và tốn thời gian. Tuy nhiên, đây lại chính là nguyên nhân giết chết hiệu quả kinh doanh. Đối với 1 ý tưởng kinh doanh thị trường chính là nơi kiểm nghiệm độ hiệu quả, tính khả thi và khả năng thành công. Thậm chí là quyết định sự thắng bại.
Có rất nhiều cách khác nhau để thử nghiệm một thị trường mà không cần chi tiêu quá nhiều tiền. Bạn chỉ cần giao tiếp với khách hàng, những người nằm trong thị trường mục tiêu của bạn để nghe nhu cầu thực tế của họ theo cách họ thể hiện ra. Thêm vào đó những đòi hỏi của thị trường sẽ hoàn thiện hơn ý tưởng kinh doanh của bạn.
5, Xây dựng 1 kế hoạch cho ý tưởng kinh doanh

Bước tiếp theo của quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh là xây dựng cho nó 1 kế hoạch tốt. Ngay chính trong cuộc sống hằng ngày bạn cũng có thể nhận thấy nhiều việc thất bại chỉ vì không có 1 kế hoạch kinh doanh tốt. Bạn có 1 con đường. bạn xác định được đó là con đường đúng đắn nhưng bạn phải biết cách đi nhanh và vững trên con đường đó, đó là tất cả những gì 1 kế hoạch mang lại cho

Chi tiết hóa những điều bạn sẽ phải làm, mục tiêu bước đi, chi phí dự kiến... Đặc biệt là nó phải bám sát vào thực tế hiện tại của bạn đang có. Khi bạn thực hiện kế hoạch bạn có thể thấy 1 cách chi tiết hóa những câu hỏi bạn đã đặt ra. Và bạn sẽ thấy con đường thành công của mình càng ngày càng gần.
6, Chuẩn bị sự tài trợ cần thiết

Một trong những lý do thúc đẩy sự thất bại của phần lớn các ý tưởng kinh doanh là thiếu tiền mặt. Nếu bạn không thể tài trợ cho việc kinh doanh của riêng mình, thì hãy cố gắng trình bày nó thuyết phụ người khác tài trợ cho bạn. Đó có thể là 1 doanh nghiệp khác, hoặc sự đầu tư từ bạn bè, gia đình.
7, Xây dựng đội ngũ kinh doanh hiệu quả

Một người không thể tự làm nên thành công. Dĩ nhiên rồi. Sức mạnh của bạn có hạn, sự hiểu biết của bạn cũng có hạn và cách nhìn nhận vấn đề của bạn cũng có hạn. Vì vậy, không chỉ xây dựng lên 1 ý tưởng kinh doanh tốt, bạn cũng cần xác định đội ngũ sẽ gắn bó cùng bạn để xây dựng điều đó. Đừng quên những hướng dẫn quan trọng trong quá trình xây dựng nhóm để tránh sự thiếu sót, đặc biệt không ngừng xây dựng và ước lượng số lượng thành viên theo từng hướng phát triển của ý tưởng kinh doanh mà bạn đang thực hiện.
8, Đừng ngại thử 1 lần

Khi bạn đã lên 1 kế hoạch hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh bạn đang có, bạn không thể vứt xó. 1 là thực hiện theo cách thành công, hoặc có thể thất bại, 2 là chả bao giờ ý tưởng đó có thể được thực hiện. Dĩ nhiên cách thứ 1 cho thành công lớn hơn. Sự liều lĩnh theo 1 hướng khoa học sẽ cho 1 kết quả tốt.

Một ý tưởng thành công muốn trở thành hiện thực phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố. Không chỉ là lòng tin từ chính bản thân bạn, một ý tưởng tốt với thị trường mà đó còn là sự từ bỏ, cố gắng nỗ lực và 1 chút “máu liều”. Điều đó là lý do vì sao không phải ai cũng có thể thành công đến vậy. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn.

Monday, August 24, 2015

Khởi nghiệp công nghệ: Founder nên “nhạy” về tiền hay công nghệ ?

Tech Founder, hay còn gọi là các Nhà sáng lập các công ty công nghệ, thường xuất thân chủ yếu từ những người làm kĩ thuật thuần túy. Sau một thời gian làm việc họ tách ra và sử dụng những kinh nghiệm tích lũy để khởi ngiệp các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên sản phẩm chạy mượt mà, ít lỗi, giao diện đẹp và mang trong mình đầy những công nghệ tiên tiến nhất không đảm bảo việc start-up đó có thể kiếm ra tiền và sống sót.
Các startups công nghệ thông tin Việt Nam có số lượng lớn hơn các lĩnh vực khác nhưng tỉ lệ thất bại sau hai năm lại cao hơn hẳn. Khởi nghiệp công nghệ không cần quá nhiều tiền, nhiều nhân lực, thị trường lại dễ tiếp cận nên rất nhiều người tham gia. Chính vì thế, sự cạnh tranh và đào thải trong thị trường này rất khốc liệt và việc chuẩn bị không tốt cho startup có trách nhiệm khá lớn từ founder.
Khi thế mạnh là điểm yếu
Ông Nguyễn Mạnh Dũng – Trưởng đại diện quỹ đầu tư CyberAgent tại Việt Nam và Thái Lan nhận xét rằng các Tech founder Việt Nam chưa đầu tư nghiên cứu thị trường đúng mức, nếu có thì các nghiên cứu này còn rất cảm tính, chủ quan.
Không chỉ vậy, ông Nguyễn Xuân Đông – Phó Tổng giám đốc công ty quảng cáo trực tuyến Moore cho rằng họ, các Tech founder ở Việt Nam do đa số Việt Nam đều xuất thân từ “dân kỹ thuật” nên họ quá chú trọng vào các yếu tố công nghệ mà quên đi những giá trị khác mà người sử dụng thật sự cần. Chính những điều này đã khiến họ không thuyết phục được người sử dụng.
Không có người sử dụng thì đừng nói đến chuyện gọi vốn, bởi dù nhà đầu tư mạo hiểm có mạo hiểm cỡ nào cũng không rót tiền vào một sản phẩm khó có khả năng tạo ra doanh thu. Mặc khác, việc quá chú trọng vào các yếu tố công nghệ cũng khiến các Tech startup và quỹ đầu tư không có tiếng nói chung, dẫn đến nhiều trường hợp dù sản phẩm khá tốt nhưng không được đầu tư đúng mức.
Theo lời của chia sẻ của anh Đặng Hoàng Minh, Nhà sáng lập của trang web đánh giá địa điểm ẩm thực Foody.vn, để thu hút được người dùng, các sản phẩm đó trước tiên phải giải quyết được vấn đề mà người sử dụng đang thực sự cần, kế đến là khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm đó như thế và cuối cùng mới là công nghệ sẽ giúp giải quyết bài toán mở rộng thị trường, trải nghiệm của người sử dụng ra sao.
foody
Cần nhạy về cả hai
Anh Giang Anh, CEO JOY Entertaiment cho rằng khi nhạy bén về kinh doanh, Tech founder sẽ biết cách để lèo lái startup tốt hơn một Tech founder chỉ nhạy về công nghệ. Nhưng trên thực tế, việc này không hề đơn giản, bởi do được đào tạo trong môi trường kỹ thuật nên không phải Tech Founder nào cũng có “máu” kinh doanh trong người. Bản thân Giang Anh cho biết anh cũng phải tham gia nhiều khóa học về kinh doanh trước khi thành lập công ty.
710x400x7cef3234ebb2697088b5ca051f088ce8.png.pagespeed.ic.fRYso9U2Gc
Ông Phan Quốc Công, Nhà sáng lập công ty hàng gia dụng Quốc tế ICP là một điển hình. Chia sẻ tại buổi hội thảo “Làm thế nào để xây dựng một công ty triệu đô từ một dự án khởi nghiệp” do YUP, đơn vị đào tạo và hỗ trợ khởi nghiệp tổ chức vào tuần qua, ông Công cho biết xuất thân là Kỹ sư Điện của Đại học Bách Khoa, ông đã trải qua nhiều chức vụ ở các công ty khác nhau từ Giám đốc Sản phẩm, Giám đốc Kinh doanh đến Giám đốc Tiếp thị trước khi thành lập công ty vào năm 2001. Ông Công muốn hiểu rõ cách làm ra sản phẩm đến cách bán hàng để lèo lái con thuyền ICP.
Còn nếu không có thời gian tự tìm hiểu, các Tech founder nên tìm cho mình một cộng sự có chuyên môn về kinh doanh. Như trường hợp anh Minh của Foody.vn, xuất thân là dân kĩ thuật không có nhiều kinh nghiệm về kinh doanh nên anh đã tìm  một CFO ( hay còn gọi là Giám đốc tài chính ) bên cạnh để giải quyết những vấn đề về kinh doanh, thị trường.
Anh Minh chia sẻ rằng đội ngũ sáng lập cần có những cá nhân mà kĩ năng có thể bổ trợ cho nhau, có người cần giỏi về công nghệ, có người phải nhanh nhạy về kinh doanh và với vai trò là nhà sáng lập các Tech founder sẽ là trung tâm, là người tổng hợp và kết nối các ý tưởng. Họ cũng sẽ là người quyết định những đặc tính cho sản phẩm, bán cho ai, bán như thế nào, giá ra sao sao…
Thị trường khởi nghiệp trong ngành công nghệ đã sôi động hơn rất nhiều so với cách đây ba năm, để tồn tại và phát triển, các Tech founder buộc phải có sự chuẩn bị nhiều hơn ngoài kiến thức về công nghệ.

Thursday, August 6, 2015

Facebook Marketing: chiến lược & đánh giá hiệu quả FB Ads

Tìm hiểu về các phương pháp xây dựng chiến lược & kế hoạch quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook marketing) cùng công cụ đo lường và đánh giá chiến dịch khi chạy Facebook Ads.

4 bước xây dựng chiến lược Facebook Marketing

Nếu bạn không có một chiến lược và mục tiêu rõ ràng dành cho facebook fanpage của mình, bạn sẽ bỏ qua một món lợi lớn khi sử dụng social media. Một chiến lược facebook marketing không nên tách ra là một phần riêng biệt, nó cần phải gắn kết với bản kết hoạch marketing tổng thể. Đọc thêm bài viết về Facebook Marketing là gì để hiểu rõ thêm về định nghĩa, công cụ và các phương pháp triển khai Facebook marketing cho doanh nghiệp của bạn. 

Trước khi bắt đầu một chiến lược marketing trên Facebook, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Một website đẹp: Website là bộ mặt của doanh nghiệp. Hãy thể hiện tính chuyên nghiệp và cung cấp cho khách hàng của bạn những gì mà họ cần.
  • Một kế hoạch và mô hình kinh doanh rõ ràng: Bạn đang kiếm tiền bằng cách nào? Đây là câu hỏi muôn thuở, nhưng nhiều doanh nhân vẫn không có một kế hoạch kinh doanh vững chắc và không hiểu được những điều như chi phí hàng hóa, bao nhiêu tiền họ có thể (và nên) đầu tư vào marketing.
  • Sử dụng email như một hình thức marketing: Một số sản phẩm tiêu dung có mức tiêu thụ lớn có thể không cần gửi email, nhưng hầu hết các doanh nghiệp vẫn cần phải sử dụng email marketing như một phần của chiến lược marketing tổng thể của họ. Emai là cơ hội tốt nhất để bạn nhìn ra các khách hàng hiện tại và tiềm năng của mình. Có rất nhiều nhà cung cấp email hiện có để bạn có thể lựa chọn, như: Constant Contact, AWeber, iContact, Infusionsoft, MailChimp, Văn phòng Autopilot và nhiều hơn nữa. Tìm thấy một phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
  • Tối ưu hóa Facebook Page: Trước khi bạn bắt đầu thực hiện marketing trên Facebook, cần nắm vững các yếu tố cơ bản của một trang Facebook thu hút. Một khi bạn đã thực hiện những điều này, bạn có thể bắt đầu tích hợp Facebook marketing với kế hoạch Marketing tổng thể.
Facebook Marketing: chiến lược & đánh giá hiệu quả FB Ads

Facebook Marketing: chiến lược & đánh giá hiệu quả FB Ads

Sau đây là 4 bước để có được một chiến lược Facebook marketing hiệu quả:

Đặt ra những mục tiêu cụ thể và đo lường được cho chiến dịch Facebook marketing của bạn

Bất kỳ một chiến lược nào cũng cần bắt đầu với những mục tiêu xác định. Bạn muốn thu được gì từ Facebook page? Bán được hàng chắc chắn là sự lựa chọn hiển nhiên, nhưng cũng có thể chỉ là mục tiêu thứ cấp trong việc đưa đến doanh thu. Cân nhắc một số các mục tiêu marketing trên Facebook sau vào kế hoạch của bạn:
  • Tăng sự nhận biết thương hiệu. Mục tiêu này có thể có chút khó khăn để kiểm chứng, nhưng cũng có thể biết được thông qua việc LIKE page.. Đưa ra con số mục tiêu (ví dụ, 500 khách hàng mục tiêu mới trong 3 tháng tiếp theo).
http://tag.vn/wp-content/uploads/2015/01/Lam-sao-de-xay-dung-chien-luoc-facebook-marketing-hieu-qua.jpg
  • Tạo một cộng đồng fans trung thành: Mục tiêu này sẽ đánh giá được thông qua các số liệu tương tác thông qua People Talking About This (PTAT). Để cho mọi người hợp tác kinh doanh với bạn, họ thường cần phải tìm hiểu, thích và tin tưởng bạn đầu tiên. Tạo ra một cộng đồng tương tác có thể giúp bạn củng cố sự tin tưởng.
  • Thiết lập quyền hạn và thể hiện kiến thức của bạn. Facebook là một nơi hoàn hảo để giới thiệu công việc trước đây, kiến thức chuyên sâu của bạn về công việc và cho thấy cá tính của bạn trong công việc. Đọc thêm về cách tăng like cho Fanpage
  • Thu thập dữ liệu: Sử dụng Facebook như một kênh thu thập dữ liệu là một mục tiêu lớn. Sử dụng một số loại email opt-in là một cách tuyệt vời để thu thập dữ liệu từ những người có thể quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn có thể đưa ra một tiện tích miễn phí mà có liên quan đến sản phẩm, tổ chức một hội thảo trên web miễn phí mà hoặc tổ chức một cuộc thi và trao sản phẩm của bạn cho người chiến thắng.Các marketer cung cấp một hội thảo trên web miễn phí để giới thiệu sản phẩm mới của họ.
  • Bán hàng. Bán hàng trực tiếp từ Facebook đôi khi là một thách thức không nhỏ. Bạn không thể đẩy thông điệp bán hàng của bạn trên các fan pages của mình quá thường xuyên (Theo tôi tối đa chỉ nên 10% -20% số bài viết). Nhưng bạn có thể theo dõi việc bán hàng của bạn. Tthiết lập Google Analytics để theo dõi chuyển đổi. Nếu bạn đang chạy quảng cáo Facebook, hãy chắc chắn rằng bạn đang theo dõi các chuyển đổi quảng cáo đó. Naturebox có một liên kết theo dõi đặc biệt mà sẽ theo dõi khi có người đăng ký từ Facebook. Khi bạn thiết lập mục tiêu cho chính mình, hãy chắc chắn rằng nó được gắn con số và thời hạn cụ thể với từng mục tiêu. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn biết làm thế nào để kiểm chứng những số liệu đó.

Nghiên cứu Facebook sẽ bao gồm các lĩnh vực:

  • Xác định đối tượng và nơi bạn sẽ dành thời gian cho họ. Nếu bạn biết khách hàng mục tiêu hiện tại của bạn, bạn có thể nhìn vào lượng tương tác của bất kỳ trang Facebook bằng cách nhấp vào tab Thanks để có được thêm thông tin.Có nhiều thông tin về lượng người tham gia trên bất kỳ trang page facebook nào.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì. Tìm kiếm các trang khác trên Facebook đã thực sự gặp khó khăn hơn với việc tìm kiếm mới.. Bạn có thể làm một số tìm kiếm cơ bản trên Facebook, nhưng bạn nên sử dụng Google để tìm Facebook Pages. Facebook search results bị giới hạn với Graph Search.
  • Hiểu biết về các tính năng mới nhất. Hãy chắc chắn rằng bạn biết những tính năng mới nhất trên Facebook để có thể hiệu quả. Theo kịp với các xu hướng, bạn sẽ biết những gì cần phải làm.

Thiết kế một trải nghiệm trên Facebook

Bây giờ mục tiêu của bạn thiết lập, quay ngược lại từ những mục tiêu ban đầu để biết làm thế nào bạn sẽ đạt được chúng. Bạn muốn nhận được 500 fans mới trong 3 tháng tới? Hãy chắc chắn rằng bạn có những hoạt động hoặc ngân sách marketing để hỗ trợ mục tiêu đó.
Thiết lập những việc sẽ làm: Có một kế hoạch cho những gì bạn sẽ đăng mỗi tuần giúp bạn sắp xếp hợp lý hoạt động vì bạn có thể đưa lên một số bài viết với nội dung tốt và thường xuyên hơn.. Đưa ra một lịch trình cụ thể các bài đăng trên Facebook.
Thiết lập một lịch hoạt động cụ thể: Một điều nữa mà bạn nên làm là lập kế hoạch hoạt động của bạn. Bạn có thể lên lịch hoạt động hàng ngày của bạn, hoạt động hàng tuần và hàng tháng hoạt động bằng cách sử dụng một bảng tính Excel đơn giản. Cũng mất khá nhiều thời gian để vạch ra các hoạt động dài hạn và kế hoạch marketing, cùng với các ước tính kết quả của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể biết những gì mà bạn cần phải làm.

Đo lường tiến độ

Hãy dành thời gian để nhìn lại sự tiến bộ của bạn trên Facebook, vì bạn sẽ biết chiến lược digital marketing mà bạn đang làm có hiệu quả hay không. Hiểu Facebook Insights làm việc thế nào để nắm rõ sự tương tác giữa các bài viết. Bạn có thể sắp xếp bài viết của mình dưới dạng pin post (đính lên trên đầu trang) để theo dõi lượng người đang tương tác với nội dung của bạn, hoặc dùng một số cách như LIKE, SHARE, COMMENT và nhấp chuột liên kết).
Hiểu mục tiêu và những gì bạn nên làm trên trang facebook của mình. Chỉ mất một chút thời gian để đánh giá và chỉnh sửa kế hoạch khi cần thiết. Và tự cung cấp cho mình một lợi thế vô cùng lớn mà các marketer không làm: thiết lập một kế hoạch! Bạn nghĩ gì? Bạn đã thiết lập một chiến lược Facebook marketing? Bạn có đang theo dõi các giai đoạn? Nếu không, có những gì đang ngăn cản bạn? Chia sẻ suy nghĩ của bạn với chúng tôi trong phần Quan điểm bên dưới nhé

Wednesday, August 5, 2015

3 Hình thức quảng cáo chính trên Facebook

Quảng cáo trên Facebook có 3 hình thức chính: Facebook Ads – Sponsored Stories – Post Engagement, mỗi hình thức phù hợp với một mục tiêu marketing nhất định và mang lại hiệu quả khác nhau.

Điểm giống nhau ở cả 3 hình thức:
- Chi phí tính theo click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM)
- Lựa chọn tiếp cận người xem theo: Độ tuổi, Giới tính, Địa lý, Ngôn ngữ, Sở thích, Tình trạng hôn nhân,Học vấn…

Facebook Ads – Mẫu quảng cáo truyền thống trên Facebook

facebook ads

- Mẫu quảng cáo bao gồm 1 hình ảnh 100×72 px, dòng tiêu đề tối đa 25 ký tự, đoạn mô tả tối đa 90 ký tự
- Chỉ hiển thị bên phải trang Facebook.
- Link trực tiếp về website của khách hàng.

Sponsored Stories

sponsor story

- Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ Fanpage, hoặc 1 post trong Fanpage
- Có thể hiển thị trong News Feed
- Link về Fanpage hoặc 1 post trong Fanpage
- Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpage
- Người xem có thể trực tiếp Like Fanpage, Share – Comment ngay trên mẫu quảng cáo


Post Engagement hay Promoted Post

suggested post

- Mẫu quảng cáo gồm 1 hình ảnh + text được lấy tự động từ 1 post trong Fanpage
- Chỉ hiển thị trong News Feed
- Link về1 post trong Fanpage
- Tiếp cận người xem theo: Fan của Fanpage, Friends của Fan của Fanpag
- Người xem có thể trực tiếp Like fanpage, Share – Comment post ngay khi trên mẫu quảng cáo

Và để đạt hiệu quả tối đa:

Quảng cáo Facebook chỉ là một trong nhiều kênh của online marketing, và để bán hàng tốt, doanh số tăng cao bạn cần phải có một chiến lược online marketing tổng thể. Từ việc tối ưu website, tối ưu landing page, đến kết hợp các công cụ khác như quảng cáo Google, SEO… và các chương trình khuyến mại đi kèm, chính sách giá, chất lượng sản phẩm, cách thức phân phối… Lên kế hoạch và triển khai tốt các công việc này chắc chắn bạn sẽ có một chiến dịch marketing thành công!

Quảng cáo Facebook

ƯU ĐIỂM KHI QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK

1. Hướng đến đúng đối tượng là khách hàng tiềm năng:
Bạn có thể điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình nhằm vào đối tượng nào sẽ thấy quảng cáo như: giới tính, độ tuổi, trình độ, sở thích, ngôn ngữ, khu vực thành phố, quốc gia…
2. Chỉ trả tiền khi có người sử dụng dịch vụ
Cũng như những nhà cung cấp quảng cáo tiên tiến khác, Facebook cho bạn nhiều lựa chọn hình thức quảng cáo. Bạn có thể quảng cáo các mẫu quảng cáo nhằm thu hút người hâm mộ cho Fanpage hoặc thu hút người xem các bài viết đăng lên trên Fanpage hoặc quảng cáo các ứng dụng, quảng cáo thu hút khách hàng truy cập vào website… .
Chi phí quảng cáo facebook lại rất thấp và hợp lý với từng sản phẩm dịch vụ.
3. Tính linh hoạt cao
Điều chỉnh chiến dịch dễ dàng. Bạn có thể quảng cáo bất cứ lúc nào, điều chỉnh mọi quảng cáo hay có thể chạy nhiều quảng cáo như bạn muốn. Bạn hoàn toàn chủ động thời gian bạn muốn quảng cáo hoặc bạn có thể chuyển các hình thức quảng cáo thùy theo ý muốn.
Quảng cáo trên Facebook của bạn xuất hiện vừa có hình ảnh vừa có chữ giới thiệu kèm theo. Đây là một hình thức quảng cáo tiên tiến và được nhiều công ty áp dụng để đưa hình ảnh doanh nghiệp đến với nhiều người.
Đối với loại hình quảng cáo nội dung đăng lên Facebook, bạn có thể quảng cáo cả một bài viết giới thiệu dài kèm hình ảnh hay video giới thiệu sản phẩm hay một album sản phẩm hay chỉ một hình ảnh là một tấm áp phích quảng cáo của bạn.
Hoặc bạn có thể hướng khách hàng truy cập vào bài viết hoặc sản phẩm của bạn trên website.
Tất cả tùy thuộc vào mục đích của bạn và chúng tôi đồng hành để tư vấn và xây dựng chiến lược cho bạn.
4. Phân phối quảng cáo hợp lý
Facebook luôn đảm bảo rằng quảng cáo được phân bổ đều đặn dựa trên ngân sách của bạn. Sẽ không có trường hợp quảng cáo tập trung quá nhiều vào người này và không xuất hiện ở người khác. Do đó, Quảng cáo của bạn sẽ luôn xuất hiện đến các khách hàng tiềm năng.

CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK:

1. Truy cập vào trang Web – Clicks to Website
2. Tham gia vào bài viết trên Trang – Page Post Engagement
3. Số lượt thích trang – Page Likes
4. Chuyển đổi trang web – Website conversions
5. Lượt cài đặt ứng dụng – App Installations
6. Tham gia ứng dụng – App Engagement
7. Phản hồi sự kiện – Event Responses
8. Yêu cầu nhận ưu đãi – Offer Claims
9. Thu hút xem video

VỊ TRÍ QUẢNG CÁO TRÊN FACEBOOK:

Tất cả các quảng cáo như quảng cáo thu hút người hâm mộ hay quảng cáo bài viết ..v v.đều hiển thị các vị trí sau:
Vị trí 1: Vị trí hiển thị Bảng tin (News Feed) của đối tượng khách hàng trên máy tính và di động
Vị trí 2: Vị trí hiển thị cột bên phải trên máy tính

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons