Friday, October 24, 2014

Giới thiệu SIP

Session Initiation Protocol (SIP) là mt giao thc báo hiu được dùng rt ph biến đ điu khin các media session s dng audio, video trong mng IP.
Giao thức định nghĩa các message được gửi qua lại giữa sip client, sip server với mục đích thiết lập, duy trì và kết thúc cuộc gọi. SIP có thể được dùng để tạo, thay đổi và kết thúc các session của một hoặc nhiều media stream.

Được thiết kế bởi Henning Schulzrinne và Mark Handley vào 1996, ngày nay SIP được phát triển và chuẩn qua trong RFC 3261 dưới sự bảo trợ của IETF. SIP là một giao thức lớp ứng dụng, được thiết kế để không phụ thuộc vào lớp transport, do đó có thể chạy trên TCP, UDP hoặc SCTP .

Chức năng của SIP là quản lý cuộc gọi sử dụng các message nên SIP không thể truyền media (voice, video). Do đó SIP phải hoạt động với các giao thức khác để thỏa thuận và truyền media. SIP sử dụng Session Description Protocol (SDP) để xác định loại media nào và sử dụng Real-time Transport Protocol (RTP), Secure Real-time Transport Protocol (SRTP), ZRTP để thực sự truyền media.

Để đảm bảo an toàn trong việc truyền các SIP message, SIP sử dụng Transport Layer Security (TLS) để mã hóa các message trước khi truyền.




Cơ chế hoạt động của SIP tương tự mô hình Request/Response của HTTP. Mỗi transaction gồm một client request để yêu cầu thực hiện một chức năng nào đó trên server và nhận về một Response. SIP sử dụng các header và status code tương tự với HTTP.

Thông thường SIP sử dụng port 5060 là port mặc định khi không cần mã hóa các message, và sử dụng port 5061 cho các kết nối mã hóa với TLS
 



Trong mt SIP network có th bao gm các phn t sau:
User Agent
SIP user agent (UA) là một phần tử dùng để tạo hoặc nhận SIP message. Một SIP UA có thể thực hiện vai trò của một User Agent Client (UAC) dùng để gửi SIP request và User Agent Server (UAS) để nhận các request và trả về các SIP response. Vai trò của UAC và UAS chỉ có ý nghĩa trong một SIP transaction

Một SIP phone là một SIP user agent mà cung cấp các chức năng truyền thống của máy điện thoại: dial, answer, reject, hold, transfer. Một SIP Phone có thể là một thiết bị hardware hoặc một softphone.

Proxy server
Proxy server là một server trung gian có chức năng chính là routing cuộc gọi đến một client hoặc server khác. Proxy server đóng vai trò cả một server và client khi điều khiển cuộc gọi, đóng vai trò server khi nhận request từ một UAC và đóng vai trò client khi thực hiện request đến một server khác.

Ngoài ra proxy server thực hiện nhiều chức năng khác: xác thực cuộc gọi, recording, transcoding..

Register Server
Là một server mà chấp nhận các REGISTER request từ các SIP client, và đặt thông tin nhận được từ các request này đến một location service. Location service map các ip address đến SIP URI của SIP user agent. Nhiều user agent có thể Register với cùng một SIP URI, do đó khi có cuộc gọi đến SIP URI thì tất cả các user agent đều nhận được tín hiệu cuộc gọi.

SIP Registrar là một phần tử logic và thường được tích hợp chung với SIP Proxy.


Redirect server


SBC (Session Border Controller)
Một server đứng giữa UAC và SIP servers đảm nhận các chức năng: Ẩn cấu trúc mạng, điều khiển NAT, transcoding...

Gateway
Dùng đế kết nối SIP network với các mạng khác sử dụng giao thức và kỹ thuật khác như PSTN, H.323


Cơ chế hoạt động của SIP tương tự mô hình Request/Response của HTTP. Mỗi transaction gồm một client request để yêu cầu thực hiện một chức năng nào đó trên server và nhận về một Response. SIP sử dụng các header và status code tương tự với HTTP.

Thông thường SIP sử dụng port 5060 là port mặc định khi không cần mã hóa các message, và sử dụng port 5061 cho các kết nối mã hóa với TLS - See more at: http://forum.freeswitch.vn/discussion/59/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-sip/p1#sthash.hfjmGuw7.dpuf

aaaaSession Initiation Protocol (SIP) là một giao thức báo hiệu được dùng rất phổ biến để điều khiển các media session sử dụng audio, video trong mạng IP.
Giao thức định nghĩa các message được gửi qua lại giữa sip client, sip server với mục đích thiết lập, duy trì và kết thúc cuộc gọi. SIP có thể được dùng để tạo, thay đổi và kết thúc các session của một hoặc nhiều media stream.

Được thiết kế bởi Henning Schulzrinne và Mark Handley vào 1996, ngày nay SIP được phát triển và chuẩn qua trong RFC 3261 dưới sự bảo trợ của IETF. SIP là một giao thức lớp ứng dụng, được thiết kế để không phụ thuộc vào lớp transport, do đó có thể chạy trên TCP, UDP hoặc SCTP .

Chức năng của SIP là quản lý cuộc gọi sử dụng các message nên SIP không thể truyền media (voice, video). Do đó SIP phải hoạt động với các giao thức khác để thỏa thuận và truyền media. SIP sử dụng Session Description Protocol (SDP) để xác định loại media nào và sử dụng Real-time Transport Protocol (RTP), Secure Real-time Transport Protocol (SRTP), ZRTP để thực sự truyền media.

Để đảm bảo an toàn trong việc truyền các SIP message, SIP sử dụng Transport Layer Security (TLS) để mã hóa các message trước khi truyền. - See more at: http://forum.freeswitch.vn/discussion/59/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-sip/p1#sthash.hfjmGuw7.dpuf
Session Initiation Protocol (SIP) là một giao thức báo hiệu được dùng rất phổ biến để điều khiển các media session sử dụng audio, video trong mạng IP.
Giao thức định nghĩa các message được gửi qua lại giữa sip client, sip server với mục đích thiết lập, duy trì và kết thúc cuộc gọi. SIP có thể được dùng để tạo, thay đổi và kết thúc các session của một hoặc nhiều media stream.

Được thiết kế bởi Henning Schulzrinne và Mark Handley vào 1996, ngày nay SIP được phát triển và chuẩn qua trong RFC 3261 dưới sự bảo trợ của IETF. SIP là một giao thức lớp ứng dụng, được thiết kế để không phụ thuộc vào lớp transport, do đó có thể chạy trên TCP, UDP hoặc SCTP .

Chức năng của SIP là quản lý cuộc gọi sử dụng các message nên SIP không thể truyền media (voice, video). Do đó SIP phải hoạt động với các giao thức khác để thỏa thuận và truyền media. SIP sử dụng Session Description Protocol (SDP) để xác định loại media nào và sử dụng Real-time Transport Protocol (RTP), Secure Real-time Transport Protocol (SRTP), ZRTP để thực sự truyền media.

Để đảm bảo an toàn trong việc truyền các SIP message, SIP sử dụng Transport Layer Security (TLS) để mã hóa các message trước khi truyền. - See more at: http://forum.freeswitch.vn/discussion/59/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-sip/p1#sthash.hfjmGuw7.dpuf
Session Initiation Protocol (SIP) là một giao thức báo hiệu được dùng rất phổ biến để điều khiển các media session sử dụng audio, video trong mạng IP.
Giao thức định nghĩa các message được gửi qua lại giữa sip client, sip server với mục đích thiết lập, duy trì và kết thúc cuộc gọi. SIP có thể được dùng để tạo, thay đổi và kết thúc các session của một hoặc nhiều media stream.

Được thiết kế bởi Henning Schulzrinne và Mark Handley vào 1996, ngày nay SIP được phát triển và chuẩn qua trong RFC 3261 dưới sự bảo trợ của IETF. SIP là một giao thức lớp ứng dụng, được thiết kế để không phụ thuộc vào lớp transport, do đó có thể chạy trên TCP, UDP hoặc SCTP .

Chức năng của SIP là quản lý cuộc gọi sử dụng các message nên SIP không thể truyền media (voice, video). Do đó SIP phải hoạt động với các giao thức khác để thỏa thuận và truyền media. SIP sử dụng Session Description Protocol (SDP) để xác định loại media nào và sử dụng Real-time Transport Protocol (RTP), Secure Real-time Transport Protocol (SRTP), ZRTP để thực sự truyền media.

Để đảm bảo an toàn trong việc truyền các SIP message, SIP sử dụng Transport Layer Security (TLS) để mã hóa các message trước khi truyền. - See more at: http://forum.freeswitch.vn/discussion/59/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-sip/p1#sthash.hfjmGuw7.dpuf

Tuesday, October 21, 2014

2/3 dịch vụ giao dịch trực tuyến tại Việt Nam dính lỗ hổng SSL 3.0

Hôm nay (21/10/2014), Công ty An ninh mạng Bkav Security, thành viên của Tập đoàn công nghệ Bkav, phát đi thông báo cho biết 2/3 dịch vụ giao dịch trực tuyến ở Việt Nam có lỗ hổng SSL 3.0.

Lỗ hổng SSL 3.0 được Google công bố ngày 14/10, có thể cho phép tin tặc chiếm tài khoản ebanking, tài khoản chứng khoán và thương mại điện tử của nạn nhân. (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
SSL 3.0 là lỗ hổng được Google công bố ngày 14/10, có thể cho phép tin tặc chiếm tài khoản ebanking, tài khoản chứng khoán và thương mại điện tử của nạn nhân.
Lỗ hổng nằm trong giao thức SSL 3.0, được sử dụng phổ biến để mã hóa và bảo vệ dữ liệu trao đổi giữa các website ebanking, chứng khoán và thương mại điện tử với người dùng. Tuy đa phần các website đã chuyển sang giao thức mới TLS 1.2, nhưng vẫn đứng trước nguy cơ bị tấn công do các web server đều tương thích ngược với SSL 3.0.
Nếu website và trình duyệt của người dùng cùng sử dụng SSL 3.0 để trao đổi dữ liệu, tin tặc có thể đánh cắp tài khoản giao dịch trực tuyến của người dùng và chuyển tiền tới tài khoản khác hoặc thực hiện giao dịch chứng khoán, mua hàng hóa bằng tài khoản của nạn nhân. Ngay sau khi lỗ hổng được công bố, Bkav đã tiến hành kiểm tra các website giao dịch trực tuyến quan trọng và phát hiện hơn 2/3 (68%) các dịch vụ này vẫn sử dụng SSL 3.0.
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng Bkav cho biết: “Do tính chất quan trọng của các giao dịch ngân hàng, Bkav đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước thông báo tới các đơn vị cung cấp dịch vụ ebanking có sử dụng SSL 3.0. Chỉ cần các website vô hiệu hóa giao thức này là đủ để ngăn chặn tin tặc tấn công”.
Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đã khắc phục xong lỗ hổng, người dùng có thể giao dịch một cách an toàn, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều website giao dịch trực tuyến khác chưa tiến hành khắc phục.
Bkav khuyến cáo quản trị viên các website kiểm tra hệ thống của mình và vô hiệu hóa SSL 3.0 bằng công cụ được Bkav cung cấp tại địa chỉ Tools.whitehat.vn. Người dùng cũng có thể tự đảm bảo an toàn cho mình bằng cách cập nhật trình duyệt lên phiên bản mới nhất

Friday, October 17, 2014

Doanh thu Game Việt Nam lọt top 25 quốc gia hàng đầu

Ngành công nghiệp game của Việt Nam bất ngờ lọt vào top 25 quốc gia có doanh thu game cao nhất thế giới. Và yếu tố được cho rằng tạo nên thành công này là chính sách, sự quan tâm cho khâu quảng cáo của doanh nghiệp…
Mới đây, Newzoo - một trang web chuyên nghiên cứu về thị trường game trên thế giới đã công bố bảng danh sách xếp hạng những quốc gia có doanh thu cao nhất trong thị trường game quốc tế. Thật bất ngờ khi Việt Nam ta đã lọt vào top 25 quốc gia có doanh thu về game cao nhất trong năm 2014 (theo ước tính).
Game Việt Nam lọt top 25 quốc gia hàng đầu…
Theo bảng danh sách được Newzoo công bố thì đứng đầu nền công nghiệp game năm 2014 là Mỹ với gần 20,5 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc - 17,8 tỷ USD và Nhật Bản với 12,2 Tỷ USD. Việt Nam đã lọt vào top 25 với doanh thu năm 2014 ước tính vào khoảng hơn 233 triệu USD (Tương đương với hơn 4893 tỷ đồng).
Được biết, bảng xếp hạng của Newzoo được tính toán dựa trên các nghiên cứu về khách hàng, dữ liệu về giao dịch cùng báo cáo quý của các công ty game trên toàn thế giới nhằm cung cấp thêm thông tin cho giới đầu tư quan tâm đến ngành công nghiệp game đầy tiềm năng.
Qua danh sách trên, có thể thấy rằng hiện tại, ba cường quốc về game là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn giữ vị trí độc tôn với mức doanh thu game cao ngất ngưởng và cách xa hoàn toàn với "phần còn lại" của thế giới. Việt Nam cũng đã có sự vươn lên khá mạnh mẽ với mức doanh thu khá cao, vượt lên trên cả một số quốc gia phát triển tại châu Âu và đặc biệt hơn là chỉ đứng thứ 6 tại châu Á mà thôi.
Nhưng vẫn là cuộc chiến khốc liệt…


Ảnh minh họa
Thị trường GMO (game mobile online) Việt năm 2014 được đánh giá có nhiều biến chuyển mạnh mẽ và thay đổi thực sự về chất so với thị trường 2013. Năm 2014, gần như toàn bộ các nhà phát hành (NPH) Việt Nam đã tập trung toàn lực cho Android và iOS. Xu hướng chuyển dịch từ feature phone nền Java sang smartphone trong năm 2014 đã tạo ra nhiều thành tựu, bài học cũng như là cơ hội để một loạt các sản phẩm phục vụ thị trường GMO ra đời...

Năm qua là thời điểm để các NPH lớn trong thị trường chứng tỏ năng lực và tham vọng của mình khi bốn "đại gia" Sohagame, Appota, VTC (Mobile, Intecom và online) và VNG đều có các sản phẩm thành công. Sohagame làm trùm thể loại card-battle với Đại Minh Chủ, Appota thành công với Ải Mỹ Nhân, VTC có Kiếm Hiệp và một loạt các sản phẩm đình đám. VNG cũng đã có Anh Hùng Chiến Hồn và Thẻ Bài Ma Thuật (bản Việt hóa của Elves Realm).
SSGroup, SGame, Minh Châu, MECorp, CMN có nhiều chệnh choạng và cũng hứng chịu nhiều thất bại liên tiếp. SSGroup đuối sức sau khi tung ra một loạt bốn game vào đầu năm và đã đóng cửa ba game. SGame sau thử nghiệm thất bại với hai game clone của Hàn Quốc do Emobi phát triển là Bắn Trâu và Đua Xe thì cũng đã nản lòng. Minh: Châu vẫn chưa có sản phẩm nào thành công sau Tào Tháo Truyện của năm ngoái...
Bên cạnh đó, một loạt các NPH Trung Quốc đã bắt đầu triển khai trực tiếp sản phẩm của mình tại Việt Nam, thay vì thăm dò hoặc phải thông qua đại diện Việt Nam như trước. Mộng Hiệp Khách của Koramgame thành công rực rỡ, Công Thành Xưng Đế của Changic nhanh chóng cán mốc 10 tỷ VNĐ doanh thu cho cả hai phiên bản web và mobile trong những tháng gần đây. Phải đối mặt với các đại gia trong nước nhiều tiền và nguồn lực mạnh trong khi các ngoại binh vốn chuyên nghiệp trong việc vận hành và am hiểu sâu sắc sản phẩm đang đánh giá Việt Nam là một thị trường cực kỳ tiềm năng, các NPH cỡ trung và nhỏ đang phải loay hoay khá vất vả.
Bứt phá bằng quảng cáo?
Đối với một NPH tại Việt Nam, nếu một GMO sống trên bốn GMO đưa ra thị trường, thì đó được coi là ổn (1/4), nếu tỷ lệ là một trên ba (1/3), đó là thành công. Nhưng tỷ lệ này sẽ còn giảm xuống nữa khi số lượng game mỗi tháng được đưa ra thị trường vẫn tiếp tục gia tăng.  Khi nhìn vào GMO, các nhà đầu tư thường nhìn vào sự thành công mà ít khi nhìn vào sự thất bại, điều đó dẫn đến nguồn đầu tư để nhập thêm GMO mới tiếp tục được rót vào và các đơn vị phát hành mới mọc lên liên tiếp.

Ảnh minh họa
Đối với các đơn vị nước ngoài, khi được hỏi nhận định như thế nào về thị trường tại Việt Nam trong một dịp gặp gỡ, CEO của Changic trả lời: "Thị trường Việt Nam chưa trưởng thành, cơ hội còn rất nhiều cho các bên tham gia, không chỉ Changic mà còn nhiều NPH Trung Quốc có khát vọng mở rộng ra quốc tế sẽ tiếp tục tham gia vào đây. Chúng tôi chưa chú trọng về lợi nhuận ở thời điểm này, cái chúng tôi cần là người chơi". Changic đang rải tiền ổn định và đều đặn qua Google AdMob và AdFlex (một đơn vị quảng cáo cung cấp lượt cài đặt tại Việt Nam) và hợp tác chia sẻ doanh thu cùng SOMO (cổng webgame của Trí Tuệ Việt) để có thể thu được người dùng liên tục cho Công Thành Xưng Đế, game thành công nhất của họ tại Việt Nam hiện tại.

Có hai kịch bản sẽ xảy ra. Kịch bản đầu tiên là các NPH Việt Nam sẽ học các NPH Trung Quốc, họ sẽ mua quảng cáo theo cài đặt để có thể đảm bảo được chắc chắn về số lượng người dùng cuối. Nhưng khi tất cả các NPH đều sẵn sàng mua quảng cáo theo cài đặt, giá mỗi cài đặt sẽ tăng lên. Câu chuyện giữa những người có tiền khi đó là ai chi tiền nhiều hơn, mạnh mẽ hơn thì sẽ có người dùng. Điều này là hết sức mạo hiểm đối với các NPH cỡ trung và cỡ nhỏ bởi trả tiền cho quảng cáo là một chiến lược rủi ro khi một đơn vị có tiềm lực tài chính không mạnh. Lúc này sẽ diễn ra kịch bản thứ hai, các đơn vị cỡ trung và cỡ nhỏ sẽ tìm kiếm các đơn vị có thể phân phối chia sẻ doanh thu với họ. Nhu cầu này sẽ dẫn đến sự hình thành một mô hình phân phối hiệu quả hơn, đáp ứng được cho các đơn vị không mạnh tay chi tiền. Cơ hội khi đó rơi vào tay Sàn Game của EWAY mWork - hai đại gia phân phối GMO nền Java trong quá khứ; tuy nhiên, có một mô hình mới ra đời hay không lại là một câu chuyện khác, câu chuyện của năm 2015.
Thị trường 2015 được dự báo sẽ khốc liệt đối với các NPH game, sẽ là cơ hội cho các đơn vị quảng cáo lượt cài đặt như AdFlex, sẽ là động lực để phát sinh các mô hình phân phối mới từ EWAY và mWork. Thị trường sẽ khó xác định người thắng thua tại thời điểm này, nhưng ít nhất, đó sẽ là một trải nghiệm mới, thú vị hơn, khi các sản phẩm sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng khi đến tay người dùng.

Thursday, October 9, 2014

Áp thuế TTĐB với game online: Có mở đường cho game lậu?

Nếu áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với game online, tình hình game lậu tại Việt Nam sẽ gia tăng và doanh nghiệp trong nước sẽ khó có cửa sống.

Đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với game online từng được bà Nguyễn Thị Sơn - Phó Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam, Viện trưởng viện IBLA (thuộc Hội Luật gia Việt Nam), đưa ra tại Hội thảo góp ý dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, được Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội tổ chức, tại Vũng Tàu ngày 8/8/2014.
Vấn đề này được Ủy ban Thường vụ  Quốc hội đưa ra bàn thảo tại phiên họp vào ngày 25/9 vừa qua và đa phần nhận được ý kiến đồng tình từ các đại biểu. Và kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung game online vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Và Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề nghị cho bổ sung game online vào diện chịu thuế TTĐB với mức thu 10%, trừ những game online có tính chất học tập.
Game online chỉ là một ngành thuộc về lĩnh vực giải trí thông thường
Đây là một điều được xem là việc làm đi ngược với xu hướng phát triển hiện nay, bởi  nhiều nước trên thế giới  xem game online là một ngành thuộc công nghệ cao và được thúc đẩy để phát triển. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, game online được coi là công nghệ cao và các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này bên cạnh được miễn thuế, còn được cho thuê đất ưu đãi và khi xuất khẩu game online ra các nước khác sẽ được hoàn thuế.
Tại Trung Quốc game còn được xếp vào ngành công nghệ cao và được áp dụng nhiều ưu đãi để phát triển
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kinh doanh game trong nước cũng cho rằng, việc đánh thuế TTĐB vào game online, còn có tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước ngoài phát hành game online xuyên biên giới vào Việt Nam. Nguy cơ các doanh nghiệp Việt bị bóp “chết” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Cụ thể, theo ông Trần Hoàng Minh, đại diện VTC Game, thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được liệt kê tại Điều 2, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008.
Còn game online là một loại hàng hóa dịch vụ mới xuất hiện tại Việt Nam hơn 5 năm trở lại đây, vẫn còn là một loại hình mới mẻ. Tuy nhiên, nó chỉ là loại hàng hóa, dịch vụ thông thường, có tính giải trí. Dưới góc nhìn công nghệ thông tin (ICT) thì ngành GO sẽ là chất xúc tác cơ bản kích thích nền công nghiệp phụ trợ phát triển. Ví dụ nhờ game mà ngành Animation Computer phát triển rất mạnh, từ đó ứng dụng sang lĩnh vực điện ảnh (bộ phim avatar là một minh chứng), mô phỏng cấu trúc sinh học, y tế,…
Thực tế hiện nay chi phí vận hành của các nhà phát hành game tại Việt Nam hiện tại là rất lớn, nếu áp thuế tiêu thục đặc biệt chắc chắn sẽ lỗ.
Ngoài ra, do đặc thù kinh doanh xuyên biên giới của game online, các doanh nghiệp nước ngoài hoàn toàn có thể phân phối thẳng đến người dùng Việt Nam không cần thông qua các doanh nghiệp trong nước dẫn đến việc kiểm soát của cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động không chính thống.
Hiện tại, theo ông Minh, rất nhiều công ty phát hành game lậu tồn tại trên thị trường một cách thiếu kiểm soát, trong thời gian tới sẽ ngày càng nhiều và như thế không chỉ khiến doanh nghiệp trong nước không phát triển được mà còn làm những mặt xấu của game ngày càng tăng. Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt thì dòng game lậu sẽ tiếp tục gia tăng, doanh nghiệp nước ngoài tiếp tục chiếm ưu thế, doanh nghiệp trong nước sẽ khó có cửa sống.
Ông Trần Hoàng Minh cho rằng, ngành game online cũng giống các ngành giải trí thông thường khác, cũng có mặt tốt và mặt xấu. Tuy nhiên cho đến nay, ngành game tại Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn và còn bị “quy chụp”  bởi mặt xấu. Muốn một ngành nghề tiềm năng có cơ hội phát triển thì thiết nghĩ phía cơ quan nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi để mặt mạnh mặt tốt của nó được phát huy.
Đồng quan điểm, ông Phạm Công Hoàng, Phó Tổng giám đốc FPT Online, cũng cho rằng, game online đúng là có những yếu tố tiêu cực, tuy nhiên, bên cạnh những tiêu cực, cũng không thể phủ nhận những tác động tích cực của game online với vai trò là công cụ giải trí hiệu quả, giúp người chơi tăng khả năng tập trung, tư duy, sáng tạo... Ngoài ra, game online được phát hành trên thị trường không chỉ là các game bạo lực mà còn có cả các game có tính giáo dục và nhân văn cao.

Việt áp dụng thuế TTĐB sẽ ảnh hướng đến ngành game trong nước
Nếu áp dụng thuế TTĐB cho game online, kinh doanh game online sẽ vô hình trung tạo cơ chế ngăn cản sự phát triển của các game có ích, đặc biệt là khi nhà nước đang có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển trò chơi giáo dục trực tuyến.
Hơn nữa, trước bối cảnh việc kinh doanh game online của các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải nhiều khó khăn, trong khi các game lậu của nước ngoài được đưa vào tràn lan và chưa có cơ chế kiểm soát hiệu quả thì việc áp dụng thuế TTĐB đối với game online và dịch vụ kinh doanh game online không những không hạn chế được những tác động xấu của game online, mà còn khiến doanh nghiệp trong nước đối mặt với những khó khăn trong việc cạnh tranh cả với các game lậu.
Mặt khác, trong khi cơ chế quản lý game online còn lỏng lẻo thì việc áp dụng thuế TTĐB đối với game và kinh doanh game online sẽ thiếu tính khả thi do không kiểm soát được lượng game lậu đang vận hành trên thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp sẽ bị xiết chặt bởi chính sách thuế TTĐB.
Theo ông Phạm Công Hoàng, với sự phát triển game online một cách mạnh mẽ ở các nước, có thể kể đến là Hàn Quốc, Trung Quốc…Game online đã mang lại nguồn thu lớn cho doanh nghiệp, ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở các nước này. Việc áp dụng thuế TTĐB đối với game online, kinh doanh game online có thể sẽ đi ngược với xu thế  chung, cản trở sự phát triển của game Việt trong một thị trường đầy tiềm năng.
Và ông Hoàng cho rằng, để loại bỏ những tác động tiêu cực của game online, vấn đề đặt ra không phải là hạn chế sự phát triển của game online bằng việc áp dụng thuế TTĐB,  mà cần có cơ chế quản lý, kiểm soát hiệu quả. Theo đó, một mặt hạn chế các game có tác động tiêu cực, mặt khác phát triển các game có tính văn hóa, giáo dục và nhân văn. Đồng thời, tạo cơ chế và hành lang pháp lý an toàn, hiệu quả nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp game online phát triển đúng định hướng.

Thursday, October 2, 2014

Giải phóng không gian ổ cứng bị Firefox chiếm dụng

Sau thời gian dài hoạt động, Firefox chiếm dụng rất nhiều dung lượng lưu trữ của ổ cứng, do cơ chế tạo ra những tập tin WAL (như cookies.sqlite-wal) để tối ưu hiệu suất. Làm thế nào lấy lại phần không gian này?


Rất đơn giản, bạn chỉ cần reset trình duyệt, thao tác này sẽ đưa Firefox về trạng thái như lúc mới cài đặt nhưng vẫn giữ nguyên Cookies, Bookmark và History (lịch sử lướt web),… các add-on sẽ bị xóa bỏ.
Bạn vào menu Help > chọn Troubleshooting Information. Trên thẻ mở ra, bạn nhấn Reset Firefox > Reset Firefox.
Trong khi reset, Firefox sẽ sao lưu profile đang dùng ra thư mục Old Firefox Data ngoài Desktop. Hoàn tất, bạn vào thư mục Old Firefox Data > extensions, kéo thả các file xpi lên giao diện trình duyệt để cài đặt lại những add-on cần thiết.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons