This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thursday, April 10, 2014
9 mẹo giúp gửi email vào Inbox thay vì vào danh mục spam
4:17 PM
dao viet dung
No comments
Gửi
email và bị vào danh mục rác (Junk folder) của khách hàng là vấn nạn
tại Việt nam, nơi có tỷ lệ số lượng thư spam hàng đầu thế giới. Dưới
đây, chúng tôi sẽ giải thích làm thế nào để tối ưu hóa để email có cơ
hội tốt nhất vào Inbox của khách hàng. Nếu sự thành công của chiến dịch
email marketing phụ thuộc vào việc khách hàng mở email, thì điều đầu
tiên là khách hàng phải NHÌN THẤY email đã. Vì có mấy ai trong chúng ta
thường xuyên kiểm tra danh mục thư rác?
6 bước để viết một email thuyết phục
1. Cố gắng vào được danh sách sạch:
Các
nhà cung cấp dịch vụ Hotmail, Yahoo hay Gmail đều duy trì một danh sách
chuẩn những người gửi. Khi địa chỉ email của bạn trong danh sách, xác
suất tối đa là email bạn gửi sẽ vào inbox. Nếu sau đó đột nhiên bạn gửi
spam, bạn có thể bị loại ra khỏi danh sách. Để được chấp thuận vào danh
sách là một quá trình khó khăn, các nhà cung cấp dịch vụ đánh giá chất
lượng từng địa chỉ qua nội dung email đã gửi, hành động của người nhận
khi nhận được email. Nếu có nhiều người dánh dấu thư của bạn là rác,
không chỉ là bạn không vào được danh sách sạch mà còn có khả năng là bị
vào danh sách đen của các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Gửi nhỏ giọt:
Bộ
lọc spam của các nhà cung cấp dịch vụ sẽ kiểm tra bao nhiêu email bạn
gửi trong một khoảng thời gian. Nếu gửi cho một danh sách lớn, hãy cấu
hình để gửi theo từng phần, ví dụ, gửi 40 email rồi đợi 6 phút để gửi
tiếp 40 email khác, hầu hết các phần mềm gửi email đều có chức năng này.
Điều này cũng giúp cho việc thông báo spam từ người nhận (nếu có) không
gửi lại dồn dập vào cùng một thời điểm. Không gửi quá nhiều email trong
một ngày, tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều có quy định riêng, ví dụ
Gmail không cho phép gửi quá 500 email trong một ngày.
3. Làm sạch danh sách người nhận:
Đa
số các nhà cung cấp dịch vụ đều tăng điểm spam cho domain hay IP của
bạn (nghĩa là tăng xác suất email của bạn vào danh mục thư rác), nếu
nhận thấy bạn gửi cho những tài khoản email xấu. Tài khoản xấu có thể là
những địa chỉ không tồn tại, đã bị xóa hoặc là quá hạn mức dung lượng
cho phép. Những địa chỉ này phải được thường xuyên xóa khỏi danh sách
nếu bạn không muốn bị đánh dấu là spam.
4. Có link hủy đăng ký rõ ràng cho những người không muốn nhận:
Cung
cấp một đường link rõ ràng để có thể nhanh chóng hủy đăng ký nếu không
muốn nhận tiếp email là cách tốt nhất để tránh người nhận bực bội và
đánh dấu bạn là spam. Tiêu chí số một để các nhà cung cấp dịch vụ cho
thư bạn vào mục thư rác chính là dựa trên sự đánh dấu này của khách hàng
5. Thuyết phục người nhận thêm bạn vào contact list:
Khi
người nhận thêm bạn vào contact list, hay sổ địa chỉ, thư của bạn sẽ
luôn luôn vào inbox của họ. Hãy sử dụng mọi cơ hội để khuyến khích người
nhận làm điều này khi gửi thư cho họ. Ví dụ như khi họ tích vào đường
link để đăng ký nhận tin, hãy thuyết phục rằng, “đảm bảo rằng bạn tiếp
tục nhận được các thông tin hữu ích bằng cách thêm địa chỉ chúng tôi vào
contact list”.
6. Gửi email thử:
Trước
khi gửi một email mà bạn đã mất rất nhiều công sức chuẩn bị cho một
danh sách lớn, hãy gửi thử đến email từng nhà cung cấp dịch vụ lớn
(Hotmail, Yahoo, Gmail hoặc domain quan trọng trong danh sách bạn định
gửi). Khi gửi thử, hãy sử dụng chính xác những thông tin cấu hình dự
định, nếu đa số thư gửi thử vào danh mục rác, có nghĩa rằng điều đó cũng
xảy ra khi bạn gửi thật. Nếu thế hãy thử đổi tiêu đề, nội dung, hay cấu
hình để xác định xem điều gì đã làm cho email của bạn bị cho vào danh
mục rác.
7. Không sử dụng những mã HTML cẩu thả:
Khi
bạn soạn bằng Microsoft word rồi copy lại, trong email có thể lưu lại
những mã html xấu mà các bộ lọc spam của các nhà cung cấp dịch vụ rất
không thích. Hãy sử dụng những mẫu email (template) được soạn thảo cẩn
thận, quá nhiều mã html hoặc quá nhiều text đều không tốt. Sau khi soạn
xong email, hãy kiểm tra lại mã html và loại bỏ những đoạn mã không cần
thiết.
8. Không sử dụng ảnh kích thước lớn:
Nhúng
ảnh vào trong email là một ý tưởng không tồi, nhưng soạn cả email bằng
một ảnh lớn thì lại rất không tốt. Bộ lọc spam của các nhà cung cấp dịch
vụ rất không thích những từ như “miễn phí”, “khuyến mãi”, và khi không
thể đọc được nội dung của ảnh, các bộ lọc này có thể cho rằng trong ảnh
có ẩn chứa những nội dung như vậy và sẽ đánh giá theo chiều hướng tiêu
cực.
9. Đừng có vẻ giống spam:
Điều
này là rõ ràng nhất. Khi bạn sử dụng càng nhiều câu từ “giống spam”,
càng ít khả năng thư của bạn vào inbox. Hãy sử dụng phần mềm giúp kiểm
tra “điểm số spam” trong email trước khi gửi, nhưng dưới đây là các
nguyên tắc cơ bản:
- Không sử dụng từ “miễn phí”, “khuyến mãi” nhiều lần
- Không viết hoa toàn bộ câu
- Không dùng chữ nhiều màu
- Chỉ sử dụng một vài dấu chấm than cho cả email!
- Tránh xa các từ như “viagra”, “sex”, liên quan đến cờ bạc…
Mặc
dù đã thực hiện hoàn hảo những điều trên, email của bạn có thể vẫn bị
cho vào thư mục rác. Các tiêu chí bộ lọc spam thay đổi hàng ngày và có
thể bị ảnh hưởng bởi những điều mà bạn không kiểm soát được. Tuy nhiên,
hãy theo sát những khuyến cáo ở trên bởi vì mỗi khi các nhà cung cấp đã
nghĩ email của bạn là spam, rất khó để quay ngược trở lại để vào danh
sách được chấp thuận. Và nhớ rằng, gửi càng nhiều email khách hàng muốn
nhận, xác suất càng lớn email của bạn sẽ vào inbox người nhận.
Friday, April 4, 2014
Giải pháp email marketing miễn phí với Wp Autoresponder
4:43 PM
dao viet dung
No comments
Nếu nhu cầu gửi email của bạn ít hơn 5000 email/ngày thì bài viết sau đây sẽ giới thiệu với bạn một lựa chọn email marketing miễn phí hiệu quả có thể thay thế dịch vụ email marketing trả phí đắt tiền như Getresponse hay Awaber, iContact…
TẠI SAO LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TRẢ PHÍ?
Trước hết chúng ta cần biết tại sao phải trả tiền cho các dịch vụ email marketing trả phí.Có nhiều lý do như: Dịch vụ hỗ trợ autoresponder (trả lời thư tự động), báo cáo kết quả chiến dịch, lọc email hỏng v.v… trong đó lý do quan trọng nhất là: Email server của họ không nằm trong “black list” nên thư gửi đi có tỉ lệ rơi vào inbox cao nhất.
Nếu bạn tìm được server “white list” có tỉ lệ rơi vào inbox cao thì sao?
Như vậy bạn có thể tự cài đặt phần mềm email marketing miễn phí và có chức năng tương tự như Getresponse hoặc Awaber để tiết kiệm chi phí.
Thay vì phải tốn $45 mỗi tháng cho Getresponse, bạn chẳng phải tốn xu nào!
TÌM SERVER “WHITE LIST” Ở ĐÂU?
Bạn có thể thuê các whitet list email server để sử dụng, tuy nhiên giá sẽ khá đắt. Lựa chọn rất tốt cho bạn là sử dụng host tại Hostgator.Email gửi đi từ Hostgator có tỉ lệ rơi vào inbox rất cao. Tuy nhiên để chống spam họ sẽ giới hạn số email gửi đi là 500 email/giờ và 5000 email/ngày. Với nhu cầu của phần lớn blogger thì như vậy đã là quá đủ.
Bạn có thể tham khảo cách đăng ký Hostgator chỉ với $0.01 tại đây
DÙNG PHẦN MỀM EMAIL MARKETING MARKETING MIỄN PHÍ NÀO?
WordPress có một plugin email marketing miễn phí tuyệt vời hỗ trợ chức năng autoresponnder là WP Autoresponder. Với plugin này bạn có thể thoải mái tạo chiến dịch email marketing, gửi email tự động theo lịch, tạo form opt-in người dùng…Một số tính năng của Wp autoresponder:
- Tạo chiến dịch
- Tạo Opt-in form
- Double opt-in
- Autoresponder
- Email gửi đi phải là email có đuôi @domaincuaban.com để tránh thư bị rơi vào hộp thư spam
- Giới hạn số lượng email gửi đi mỗi giờ tùy theo host bạn đang sử dụng
Hosting Company | Limitations | Send X e-mails every Y minutes | Configuration / Observation |
1and1 | 100 per task 200 per hour |
95 e-mails / 30 minutes | |
BlueHost | 150 per hour | 70 e-mails / 30 minutes | |
DreamHost | 50 per hour | 45 e-mails / 1 hour | Do not leave the bounce e-mail address field empty! |
Free.fr | 20 per task 100 per hour 2000 per week |
18 e-mails / 15 minutes | If you’re using your own cron or the manual send process, you can send 15 e-mails every 10 minutes |
GMail | 100 per hour 500 per day |
48 e-mails / 30 minutes 20 e-mails / 1 hour (>500 users) |
|
Google Apps for Business or Education editions |
2000 per day | 80 e-mails / 1 hour | |
GoDaddy | 100 per task 1000 per day |
95 e-mails / 15 minutes 40 e-mails / 1 hour (>1000 users) |
|
Goneo | 250 per hour | 60 e-mails / 15 minutes |
|
GreenGeeks | 100 per hour by default | 45 e-mails / 30 minutes | |
Host Gator | 500 per hour | 115 e-mails / 15 minutes | |
Host Monster | 500 per hour | 115 e-mails / 15 minutes | |
Hosting 2GO | 50 per 15 minutes | 45 e-mails / 15 minutes | |
Hotmail | 100 per day | Due to this limitation, you should not use Hotmail as smtp server. | |
Lunarpages | 20 per task 600 per hour |
19 e-mails / 15 minutes | You can use your own cron task to have a better frequency (every 2 minutes) |
Lypha | 2000 per hour | 400 e-mails / 15 minutes | |
Maven Hosting | 500 per hour | 115 e-mails / 15 minutes | |
Netissime | 500 per 15 minutes 1000 per day |
100 e-mails / 15 minutes40 e-mails / 1 hour (>1000 users) | |
OVH via smtp | 100 per hour and Pack Perso: 500 per day Pack Pro: 500 per day Pack Business: 1200 per day Pack Premium: 2000 per day |
20 e-mails / 1 hour 20 e-mails / 1 hour 48 e-mails / 1 hour 80 e-mails / 1 hour |
|
OVH via phpMail | The process will be blocked if more than 5% of your messages bounce | up to you! No more than 150 e-mails per batches |
|
PHPNet | 100 per hour | 50 e-mails and 2 second pauses between each batch with the manual send process | E-mails are added to their own queue so you can send as many e-mails as you want and then their server will deliver automatically 100 e-mails per hour |
Rochen | 100 per 10 minutes 1000 per day |
95 e-mails / 15 minutes 40 e-mails / 1 hour (>1000 users) |
|
Site5 | 1000 per hour | 240 e-mails / 15 minutes | Your from and bounce e-mail address should belong to your own domain |
Siteground | 400 per hour | 95 e-mails / 15 minutes | |
Techark | 250 per hour | 60 e-mails / 15 minutes | |
VCServer Network | 100 per hour | 45 e-mails / 30 minutes | |
Webcity | 20 per 6 minutes | 19 e-mails / 15 minutes | You can use your own cron task to have a better frequency (every 8 minutes) |
Yahoo | 100 per hour | 95 e-mails / 1 hour |
Hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp bạn tiết kiệm một số tiền đáng kể cho chi phí email marketing hàng tháng.
Giải pháp Email Marketing, nên chọn Amazon SES, MailChimp hay Mail Server riêng.
4:31 PM
dao viet dung
No comments
Hiện nay, có 3 sự lựa chọn tốt nhất để thực hiện điều này đó là: (1) Amazon SES; (2) MailChimp; (3) Mail Server riêng. Sau đây là một số so sánh giữa các giải pháp gửi email hàng loạt này.
I. Amazon SES – giải pháp gửi email hiệu quả (http://aws.amazon.com)
Amazon SES là một dịch vụ cho gửi email với số lượng lớn có giá thành rẻ và chất lượng tốt nhất hiện nay (giá chỉ 0,1$/1000 email), tốc độ gửi rất nhanh, khả năng vào Inbox luôn cao và đặc biệt là phương thức thanh toán tiện lợi (nạp trước bằng thẻ Visa).
Để sử dụng Amazon SES cần 3 bước sau:
1. Sign up - Đăng ký thành viên
2. Verify Domains or Email Addresses: Xác minh địa chỉ gửi email. Amazon chỉ cho phép gửi thư từ email đã verified
3. Tạo tài khoản SMTP: Nhập user –> Amazon SES tự sinh ra password
Thông số kết nối SMTP Server
Server: email-smtp.us-east-1.amazonaws.com
Port: 25, 465 or 587
TLS: Yes
II. MailChimp (http://mailchimp.com/)
MailChimp.com là 1 trong những nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing hàng đầu thế giới với ưu điểm giao diện thân thiện, dễ sử dụng cùng những tính năng vô cùng hữu ích.
Những ưu điểm của MailChimp.com:
1. Tài liệu training phong phú & miễn phí
Mailchimp.com cung cấp một kho tài liệu miễn phí cho tất cả các khách truy cập tại địa chỉ http://mailchimp.com/resources/ có thể download hoặc read online.
2. Dịch vụ phong phú – Miễn phí chăm sóc 2000 email khách hàng đầu tiên
Giảm thiểu và tối ưu hóa tất cả các loại chi phí là bài toán rất đau đầu của nhiều người mới bắt đầu kinh doanh. bao nhiêu phần trăm ngân sách để phát triển sản phẩm? Bao nhiêu chi phí đổ vào chiến dịch Marketing sắp tới?
Thường thì thời gian ban đầu, số lượng khách hàng của bạn chưa nhiều và nếu nó chưa vượt qua con số 2000 thì thật tuyệt vời là bạn sẽ được sử dụng free với rất nhiều tiện ích mà MailChimp.com cung cấp. Chi tiết tham khảo tại http://mailchimp.com/pricing/free/
Đây thực sự là thứ mà những bạn mới bắt đầu kinh doanh rất cần vì nó đã giúp giảm thiểu chi phí dành cho việc chăm sóc khách hàng qua công cụ email và ngân sách sẽ được dùng cho những việc quan trọng khác. Trong TOP 10 nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing hàng đầu thế giới tính đến thời điểm hiện tại thì chỉ có MailChimp.com cung cấp free dịch vụ cho người sử dụng có số lượng khách hàng lớn như vậy.
3. Dịch vụ uy tín, tỉ lệ email vào Inbox rất cao
Thật sự thì không phải ngẫu nhiên mà MailChimp.com có tỉ lệ gửi email vào Inbox trên 99%. Bạn phải tuân thủ một số điều khoản gửi email chuyên nghiệp do Mailchimp.com thiết lập. Việc này thật sự chuyên nghiệp và tốt cho bạn. Đây cũng là lý do email gửi đi của bạn không bao giờ vào Spam.
III. Mail Server riêng
Đây là 1 dịch vụ có thể nói khá tốn chi phí, cách dùng phức tạp. Để sử dụng dịch vụ này cần mua phàn mềm gửi mail trên Server. Với tính năng gửi mail không giới hạn chúng ta có thể làm chủ chiến dịch Email Marketing một cách hiệu quả nhất.
Tùy thuộc vào chiến lược của các công ty sẽ có những sự lựa chọn phù hợp. Với các marketer mới bắt đầu thì nên sử dụng gói miễn phí của MailChimp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu gửi mail nhiều hơn nên dùng Amazon SES hoặc MailChimp để triển khai. Còn với các doanh nghiệp cần gửi lương mail lớn, liên tục thì cần nghĩ đến sử dụng Mail Server riêng
Amazon SES: Giải pháp cho email marketing
4:12 PM
dao viet dung
No comments
Email marketing là một nhánh trong Internet Marketing, một phần quan
trọng và không thể thiếu. Khi nào còn người dùng mail thì nhu cầu tiếp
thị, quảng cáo qua email vẫn còn và vẫn sẽ phát triển.
Bắt đầu một ngày làm việc, tôi thường mở máy và check mail đầu tiên.
Từ mail công ty đến mail cá nhân. Và hầu như tất cả công việc cần giải
quyết hay ý tưởng nghiên cứu trong ngày đều bắt đầu từ đây.
Rất nhiều các công ty, tổ chức muốn đưa sản phẩm của mình đến người dùng qua email. Nhưng khó khăn gặp phải không nhỏ, từ hệ thống đến giải pháp, công cụ cần thiết cho chiến dịch. Cần phải có sự kết hợp thật hoàn hảo giữa các yếu tố đó thì mới đem lại hiệu quả thực sự cho Email Marketing.
Về mặt giải pháp và công cụ hỗ trợ thì hiện nay không phải là hiếm, rất nhiều phần mềm hỗ trợ gửi mass mail (gửi mail hàng loạt) với các tính năng phong phú, đa dạng. Nhưng tất cả, đều cần có một cổng SMTP, một SMTP server để gửi mail đến danh sách. Mấu chốt vấn đề nằm ở đây. Hiệu quả được quyết định nhiều nhất bởi SMTP. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến email gửi đi có vào inbox hay spam, rất ít người kiểm tra hộp thư spam của mình, trừ khi họ cần tìm kiếm thông tin nào đó.
Amazon cho phép bạn gửi email từ địa chỉ của mình thông qua SMTP server của họ. Chỉ cần verify địa chỉ gửi đi hoặc tên miền (rất nhanh chóng), là bạn có thể gửi đi 10,000 email / ngày. Đảm bảo tuyệt đối 100% inbox, đây là chỉ tiêu mơ ước của biết bao người làm Email Marketing.
Về phần chi phí, thật bất ngờ, và cũng như hầu hết các dịch vụ của Amazon Web Serices, chỉ tính những gì bạn dùng. Cụ thể trong SES thì chi phí phải trả tính theo dung lương email gửi đi. Chỉ 0.12$ cho 1 GB.
Tôi làm phép tính đơn giản
Bạn nào còn thắc mắc, hỏi đáp có thể comment để trao đổi nhé.
Rất nhiều các công ty, tổ chức muốn đưa sản phẩm của mình đến người dùng qua email. Nhưng khó khăn gặp phải không nhỏ, từ hệ thống đến giải pháp, công cụ cần thiết cho chiến dịch. Cần phải có sự kết hợp thật hoàn hảo giữa các yếu tố đó thì mới đem lại hiệu quả thực sự cho Email Marketing.
Về mặt giải pháp và công cụ hỗ trợ thì hiện nay không phải là hiếm, rất nhiều phần mềm hỗ trợ gửi mass mail (gửi mail hàng loạt) với các tính năng phong phú, đa dạng. Nhưng tất cả, đều cần có một cổng SMTP, một SMTP server để gửi mail đến danh sách. Mấu chốt vấn đề nằm ở đây. Hiệu quả được quyết định nhiều nhất bởi SMTP. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến email gửi đi có vào inbox hay spam, rất ít người kiểm tra hộp thư spam của mình, trừ khi họ cần tìm kiếm thông tin nào đó.
- Để có được SMTP tốt có rất nhiều cách, tôi chia ra làm 2 hướng sau:
- Tự triển khai SMTP server: Tốn kém chi phí rất nhiều cho máy chủ, đường truyền, chỗ đặt và cài đặt hệ thống phức tạp. Tỷ lệ inbox giảm dần và có thể bị backlist sau vài lần gửi số lượng lớn.
Amazon cho phép bạn gửi email từ địa chỉ của mình thông qua SMTP server của họ. Chỉ cần verify địa chỉ gửi đi hoặc tên miền (rất nhanh chóng), là bạn có thể gửi đi 10,000 email / ngày. Đảm bảo tuyệt đối 100% inbox, đây là chỉ tiêu mơ ước của biết bao người làm Email Marketing.
Về phần chi phí, thật bất ngờ, và cũng như hầu hết các dịch vụ của Amazon Web Serices, chỉ tính những gì bạn dùng. Cụ thể trong SES thì chi phí phải trả tính theo dung lương email gửi đi. Chỉ 0.12$ cho 1 GB.
Tôi làm phép tính đơn giản
- 1 email text nặng khoảng 300KB, mỗi ngày bạn gửi full 10,000 email thì 1 ngày bạn gửi hết gần 3GB, chi phí là 0.36$.
- 1 email template marketing nặng khoảng 600KB, mỗi ngày bạn gửi full 10,000 email thì 1 ngày bạn gửi hết gần 6GB, chi phí là 0.72$.
Bạn nào còn thắc mắc, hỏi đáp có thể comment để trao đổi nhé.