Wednesday, May 28, 2014

10 điều cần lưu ý khi gửi email quảng cáo

Hơn 90% người dùng Internet đều biết gửi email nhưng bạn nghĩ bao nhiêu % trong số đó biết gửi email quảng cáo đúng cách ? Con số này chắc chắn không nhiều vì nếu bạn gửi mail cho khách hàng để khuyến khích mua hàng hoặc giới thiệu sản phẩm sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi nói chuyện với nhau.

10 lưu ý để gửi email quảng cáo đúng cách 

Gửi email quảng cáo là một hình thức tiếp thị trực tuyến (marketing online) phổ biến hiện nay. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cách quảng cáo này như công cụ chủ đạo để tìm kiếm và chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp bạn chắc hẳn sẽ cần một công cụ giống vậy ?
10 gợi ý gửi email quảng cáo

1. Gửi email marketing đúng đối tượng quan tâm sản phẩm dịch vụ của bạn. Bạn nghĩ kết quả sẽ ra sao nếu gửi email quảng cáo thuốc trừ sâu cho nhân viên văn phòng ?    
2. Nắm rõ danh sách email khách hàng của bạn và phân nhóm phù hợp.
3. Luôn kiểm soát tỷ lệ email hỏng ( bounce rate) bằng cách gửi email định kỳ để lọc lại danh sách.
4. Thiết kế template email thân thiện với người xem trên thiết bị di động.
5. Đầu tư vào tiêu đề email sao cho thật ấn tượng và gây tò mò. Tiêu đề quyết định 60-70% việc người dùng mở email của bạn xem.
6. Gửi thử để kiểm tra kết quả email một số ít trước khi gửi nhiều email một lúc.
7. Lựa chọn đúng thời gian gửi email hiệu quả cho chiến dịch của mình.
8. Cố gắng duy trì việc gửi email đều đặn, tối thiểu bạn nên gửi mỗi 2 tuần/ lần.
9. Đừng gửi email spam khách hàng, làm phiền chẳng mang lại kết quả gì.
10. Cân nhắc chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ email marketing uy tín hỗ trợ bạn.
Nếu bạn phối hợp được thời gian và hành vi xem email của khách hàng thì sẽ giảm thiểu được chi phí rất nhiều.

Friday, May 16, 2014

10 sai lầm khi khởi nghiệp làm video marketing

Video Marketing là video truyền tải nội dung mareketing về sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu hoặc một thông điệp nào đó của doanh nghiệp tới cộng đồng

1. Làm video marketing đơn giản chỉ là làm video
Đây là sai lầm thường thấy của những người làm video marketing nghiệp dư, họ chỉ làm video với nội dung phục vụ chiến dịch marketing trước mắt, mà không đảm bảo được những mục tiêu cao và xa hơn đó là xây dựng thương hiệu. Những vấn đề cốt lõi của thương hiệu phải được nhắc đến trong các video và coi đó là tôn chỉ cho toàn bộ chiến dịch.
Khắc phục: Lập kế hoạch cụ thể về xây dựng thương hiệu và lên danh sách những thông điệp cần truyền tải trong video
http://giaiphapphanmem.vn
2. Xây dựng thương hiệu không chính xác
Những video có nội dung hấp dẫn thường được mọi người nhớ đến trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên những điều quan trọng đọng lại không hề liên quan đến sản phẩm, doanh nghiệp hoặc không đúng với những thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải thì sẽ bị coi là thất bại.
Khắc phục: Chèn thêm những đoạn thông điệp có xuất hiện tên sản phẩm một cách khéo léo, hoặc sử dụng logo, đường dẫn, màu sắc đặc trưng xuất hiện vào thời điểm đầu tiên của video
3. Làm video quá dài
Theo một nghiên cứu mới đây thì độc giả thường tắt một video nếu trong 10 giây đầu tiên nó không để lại ấn tượng.
Khắc phục: Cố gắng cô đọng nội dung cần truyền tải trong khoảng 60 đến 90 giây video
4. Không tập trung vào một thông điệp
Điều nãy sẽ gây cho độc giả phải tiếp xúc với quá nhiều thông tin mà không nhấn mạnh vào một vài thông điệp cụ thể muốn truyền đạt
Khắc phục: Chọn những thông điệp thú vị và ngắn gọn nhất. Lặp lại nó vài lần từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
5. Không có “call to action”
Call to action là thuật ngữ chỉ việc kêu gọi ai đó làm một việc cụ thể. Đây được xem là bước chỉ dẫn khách hàng tiếp cận với sản phẩm khi họ đang trong trại thái phân vân. Ví dụ như: “Truy cập website để biết thêm chi tiết” “Mua ngay, số lượng có hạn”; “Đăng ký ngay để sử dụng miễn phí” v.v..
Khắc phục: Những thông điệp này lên đặt ở cuối video và phải được thiết kế để nổi bật cho độc giả biết.
6. Không quan tâm đến vấn đề SEO cho video
Một video muốn được mọi người biết đến cần phải xuất hiện trên những trang kết quả tìm kiếm, do vậy SEO cho video là một yếu tố rất cần thiết.
Khắc phục: Sử dụng kỹ thuật SEO cho video trên các trang chia sẻ trực tuyến như Youtube, dailymotion. Tối ưu hóa các từ khóa và làm cho nó xuất hiện trên tiêu đề cũng như mô tả video
7. Mong muốn có kết quả ngay tức thì
Trừ khi có những video với nội dung đặc biệt hấp dẫn, nếu không những video mới đưa lên sẽ không có đột biến về lượng view. Sẽ phải mất một thời gian nhất định để có thể đạt được hiệu quả ban đầu
Khắc phục: Khởi nghiệp cần có chiến lược đưa video đó đến với độc giả và thực hiện nó một cách triệt để, tránh nôn nóng
8. Đưa sản phẩm vào video không đúng thời điểm
Nếu như thông tin sản phẩm được đặt ở cuối mỗi video, khả năng được người xem chú ý đến là rất thấp, thời gian video càng dài thì lượng người xem càng giảm.
Khắc phục: Đưa thông tin về sản phẩm một cách khéo léo trong những thời điểm ban đầu video
9. Hướng đến quá nhiều đối tượng độc giả
Mục tiêu của làm video marketing là quảng bá thương hiệu và sản phẩm đến cộng đồng, nếu hướng đến một cộng đồng quá rộng mà lại không giải quyết được những vấn đề của nhóm khách hàng tiềm năng thì hiệu quả mang lại cũng không cao.
Khắc phục: Vẫn hướng đến cộng đồng rộng nhưng những thông điệp truyền tải phải nhằm vào những đối tượng khách hàng cụ thể
10. Sản xuất video chưa kỹ càng và chuyên nghiệp
Người xem thường rất chủ quan, họ có thể đánh đồng chất lượng của video với sản phẩm hoặc doanh nghiệp xuất hiện trong các video đó. Nếu đó là một video có nội dung không hấp dẫn, cảnh quay sơ sài, ít hiệu ứng đẹp mắt thì sản phẩm xuất hiện trong đó cũng không được người xem đánh giá cao.
Khắc phục: Cần đầu tư làm những video với nội dung và kịch bản hấp dẫn, cảnh quay, hiệu ứng đẹp mắt để thu hút người xem. Nếu doanh nghiệp chưa có đủ điều kiện làm, có thể nhờ những đối tác khác đã có kinh nghiệm lâu năm.

Monday, May 12, 2014

"Từ khóa vàng" trên tường Facebook của bạn

Facebook phải sử dụng một thuật toán để kiểm duyệt thông tin, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh, video nào đáng được đưa lên New Feeds. Vậy đâu là chiếc chìa khóa vàng cho người dùng để nội dung của mình được tương tác nhiều nhất?
Phần New Feeds của Facebook luôn là một điều bí ẩn. Có những status (trạng thái) hiện lên trên Feeds, cũng có những status không được hiện ra khi bạn kéo chuột theo dõi Wall của mình, dù mọi loại thông tin đều hiện lên trên đó. Vì thế, Facebook phải sử dụng một thuật toán để kiểm duyệt thông tin, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh, video nào đáng được đưa lên New Feeds, và đưa lên ở vị trí ưu tiên hay không.
Nhưng không thuật toán nào là hoàn hảo.
Mark Zuckerberg cho biết đã tìm ra giải pháp khi thấy một status ngay trên đầu New Feeds của mình thông báo sinh nhật của đồng nghiệp. Cùng lúc đó, cháu của Mark ra đời. Ngay lập tức, Mark đã yêu cầu cộng sự thay đổi thuật toán quyết định cách chọn lọc thông tin để đưa lên New Feeds.
Giải pháp bắt nguồn từ câu hỏi “Liệu từ Congratulations (chúc mừng) ở trong phần Comment, thì nội dung ấy có được xuất hiện trên Feeds hay không?”. Trên New Feeds, nội dung sẽ xuất hiện ở dạng: “Anh A vừa comment vào status của anh B”, hoặc sẽ đẩy
Status của bình luận này lên đầu New Feeds.
Từ khóa vàng trên Facebook.
Từ “Congratulations” chính là chìa khóa vàng để status nhận được nhiều lượt Like, Comment và Share nhất. Điều này có vẻ hợp lý vì “chúc mừng” thường là bình luận đầu tiên khi bạn bè đăng tải một sự kiện lớn, như đính hôn, lễ cưới, lễ tốt nghiệp, thăng chức, công việc mới, sinh con,… Việc đăng tải các sự kiện này cũng chính là tôn chỉ của Facebook khi đưa ra khái niệm Timeline (dòng thời gian), cho phép người dùng hệ thống hóa các mốc sự kiện trong đời và tương tác với bạn bè. Xét về mặt ngôn ngữ, từ khóa “Congratulations”, viết tắt là “Congraz” có thể đã trở nên khá quen thuộc trong cộng đồng các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến sau tiếng mẹ đẻ. Hiện chưa biết từ “Chúc mừng” trong tiếng Việt đã được đưa vào hệ thống hay chưa, hay hệ thống chỉ mới chuẩn hóa từ tiếng Anh mà thôi.
“Chúng tôi thử mọi thứ mỗi ngày để tìm ra cách biến New Feeds của mỗi người được tương tác càng nhiều càng tốt,” Zuckerberg phát biểu. “Các phương pháp định tinh để đo lường số lượng likes, comments, click, share và các hoạt động khác cho phép nhận biết nội dung nào trên status sẽ nhận được tương tác nhiều nhất. Bện cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng hệ thống định lượng nội dung để người dùng có thể tự sắp đặt thông tin trên New Feeds theo thứ tự ưu tiên của họ.”

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Powerade Coupons